Viêm niệu đạo là bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu phổ biến hiện nay, tuy có thể xuất hiện ở nam lẫn nữ như ở nữ giới thường gặp hơn, đặc biệt là viêm niệu đạo khi mang thai. Do một số thay đổi trong cơ thể mà viêm niệu đạo ở bà bầu có thể xảy ra, vì vậy cần biết những triệu chứng nhận biết viêm niệu đạo và cách điều trị bệnh lý này.
1. Viêm niệu đạo khi mang thai
Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh lý khá phổ biến đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ đang trong thời gian mang bầu. Trong đó, viêm niệu đạo khi mang thai là tình trạng mà niệu đạo ở phụ nữ trong thai kỳ bị nhiễm khuẩn, gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn này. Tác nhân gây ra viêm niệu đạo khi mang thai là một số loại vi khuẩn đã xâm nhập vào niệu đạo và gây nên tình trạng nhiễm trùng ở vị trí này. Tại những bộ phận sinh dục như niệu đạo thì nước tiểu là một môi trường vô cùng thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, cùng với thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục từ sau ra trước của phụ nữ và những thay đổi diễn ra trong quá trình mang thai đã dẫn đến viêm niệu đạo ở bà bầu.
Viêm niệu đạo cũng như viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng phổ biến nhất vì trong thời gian này, có một số thay đổi diễn ra như tử cung của mẹ bầu khi nghiêng sang phải thì gây áp lực đè lên niệu quản và thận bên phải, dẫn đến ứ nước ở thận gây viêm nhiễm thận. Một số hormone của phụ nữ cũng thay đổi trong thời gian này làm cho nhu động ruột và nhu động niệu quản giảm đi đáng kể khiến bà bầu ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện qua viêm nhiễm diễn ra.
Sau khi sinh cũng rất hay gặp viêm niệu đạo vì trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ thì thai phụ thường bị bí tiểu, chấn thương một số bộ phận sinh dục, hay do hậu quả của thủ thuật Forceps và giác hút gây ra trong những ca đẻ khó cũng dẫn đến viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu.
Một nguyên nhân khác gây nên viêm niệu đạo khi mang thai đó là lậu cầu. Vì trong khi mang bầu, hệ miễn dịch của người phụ nữ bị suy giảm nên loại vi khuẩn này có nhiều cơ hội hơn để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, lây qua niêm mạc bộ phận sinh dục, gây nên những tổn thương cho các bộ phận này, trong đó có viêm niệu đạo ở bà bầu, đặc biệt là khi nhiễm phải loại vi khuẩn này thì thường nhiễm thêm cả vi khuẩn Chlamydia Trachomatis và Trichomonas Vaginalis.
Bên cạnh việc xuất hiện viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối do vi khuẩn lậu xâm nhập, nếu loại vi khuẩn này có mặt trong niêm mạc tử cung từ trước khi mang thai do một viêm nhiễm nào đó thì viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể xảy ra. Một số biểu hiện viêm đường tiết niệu khi mang thai, trong đó có viêm niệu đạo khi mang thai là tiểu dắt, tiểu buốt, nước tiểu có màu đục do có mủ, âm đạo có biểu hiện viêm, cổ tử cung xuất hiện huyết trắng lượng nhiều, có mùi hôi, sốt, đau vùng bụng dưới...
2. Viêm niệu đạo và cách điều trị
Đối với viêm niệu đạo khi mang thai thì cần phải phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp với nguyên nhân để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Sản phụ cần khám sản khoa định kỳ để được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán được bệnh. Lưu ý là trong quá trình khám bệnh thì một số thủ thuật có thể là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh đó là thông tiểu, sang chấn sản khoa..., vì vậy nên có cẩn trọng trước khi đưa ra những chỉ định này.
Để trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu, đặc biệt với trường hợp đã được xác định nguyên nhân là do lậu cầu thì cần dùng thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ mới bao gồm Ceftriaxon, Cefixim... Chú ý không dùng thuốc kháng sinh như Tetracyclin, Aminosid, Quinolon thì những dòng kháng sinh này gây những ảnh hưởng không tốt lên sự phát triển của bào thai. Một số phương pháp khác có thể được áp dụng để trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu cũng viêm niệu đạo ở bà bầu là đặt thuốc âm đạo bao gồm những thuốc như Neotergynan, Colposeptine khi viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung kèm theo. Trường hợp trẻ sinh ra có dấu hiệu viêm kết mạc do lậu cầu thì cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý khoảng 6- 8 lần/ngày, bôi thuốc mỡ Erythromycin 0.5% và sử dụng thuốc kháng sinh Ceftriaxone đường tiêm bắp cho trẻ.
Viêm niệu đạo khi mang thai là tình trạng rất thường gặp đối với phụ nữ đang trong thai kỳ vì những biến đổi sinh lý trong giai đoạn này là điều kiện để một số loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Vì vậy viêm niệu đạo và cách điều trị viêm niệu đạo hiệu quả nhất là những phụ nữ khi mang thai cần phải khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện viêm niệu đạo ở bà bầu, từ đó tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả.Viêm niệu đạo khi mang thai là tình trạng rất thường gặp đối với phụ nữ đang trong thai kỳ vì những biến đổi sinh lý trong giai đoạn này là điều kiện để một số loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Vì vậy viêm niệu đạo và cách điều trị viêm niệu đạo hiệu quả nhất là những phụ nữ khi mang thai cần phải khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện viêm niệu đạo ở bà bầu, từ đó tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Video đề xuất:
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết
XEM THÊM