Nguyên nhân nào gây ra đau trực tràng?

Đau trực tràng thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau nhức, khó chịu ở hậu môn, trực tràng hoặc phần dưới của hệ thống tiêu hóa. Rất nhiều người từng trải qua tình trạng này. Nguyên nhân gây ra bệnh đa dạng, có thể kể đến các tổn thương ở hậu môn, bệnh trĩ, hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,...

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

1. Chấn thương vùng hậu môn trực tràng

Va chạm, chấn thương trong khi chơi thể thao hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn đều có thể gây tổn thương vùng hậu môn. Những chấn thương này có thể gây đau trực tràng, chảy máu, sưng tấy vùng hậu môn và khiến việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn.

2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) như lậu, chlamydia, giang mai và virus gây u nhú có khả năng lan từ vùng sinh dục đến hậu môn hoặc nhiễm trùng cũng có thể lây qua qua quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.

3. Đau trực tràng do bệnh trĩ

Đau trực tràng thường do bệnh trĩ gây ra. Biểu hiện bệnh trĩ không chỉ bao gồm đau trực tràng mà còn có thể bao gồm cảm giác ngứa hoặc kích ứng, sưng quanh hậu môn, khó khăn khi đại tiện và sự xuất hiện của u nang gần hậu môn. 

Trĩ là một nguyên nhân phổ biến gây đau trực tràng.
Trĩ là một nguyên nhân phổ biến gây đau trực tràng.

4. Nứt hậu môn

Vết nứt ở hậu môn là các vết rách nhỏ trên lớp mô mỏng tạo đường mở trực tràng. Tình trạng này rất thường gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và phụ nữ sau khi sinh. Vết nứt xuất hiện khi phân cứng hoặc to, khiến lớp niêm mạc mỏng của trực tràng bị căng và rách. Quá trình lành vết nứt diễn ra từ từ vì mỗi lần ruột chuyển động có thể kích thích và làm viêm thêm mô.

5. Rò hậu môn

Quanh hậu môn có các tuyến nhỏ tiết ra dầu nhằm bôi trơn và bảo vệ da hậu môn khoẻ mạnh. Nếu một trong số các tuyến này bị tắc nghẽn, áp xe - tức là một khoang chứa mủ nhiễm trùng - có thể hình thành. Khoảng một nửa số trường hợp áp xe quanh hậu môn có thể tiến triển thành lỗ rò, tạo ra những đường hầm nhỏ nối tuyến nhiễm trùng với một lỗ trên da hậu môn.

6. Tụ máu quanh hậu môn

Trĩ ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng máu tích tụ ở vùng hậu môn. Tình trạng này xuất hiện khi máu bị giữ lại trong các mô quanh lỗ hậu môn, tạo thành một khối máu đông.

7. Đau trực tràng do chuột rút (Tenesmus)

Tenesmus là hiện tượng đau trực tràng do chuột rút. Tình trạng này thường liên quan đến các bệnh viêm ruột (IBD), chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Ngoài cảm giác đau trực tràng, người bị Tenesmus còn có thể trải qua cơn co thắt trong và gần trực tràng, cảm giác cần đi tiêu dù đã đi tiêu rồi.

8. Viêm trực tràng

Viêm trực tràng xảy ra khi niêm mạc trực tràng bị viêm. Ngoài triệu chứng đau trực tràng, người bệnh có thể bị tiêu chảy, cảm giác đầy hơi hoặc áp lực trong trực tràng, có thể xuất hiện cả hiện tượng chảy máu. 

Triệu chứng viêm trực tràng không chỉ là đau trực tràng mà còn là tiêu chảy.
Triệu chứng viêm trực tràng không chỉ là đau trực tràng mà còn là tiêu chảy.

Bệnh viêm trực tràng có thể được chia thành hai giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt về thời gian xuất hiện triệu chứng và mức độ tổn thương.

  • Viêm trực tràng cấp tính:
    • Thời gian xuất hiện triệu chứng: Các triệu chứng viêm trực tràng cấp tính xuất hiện nhanh chóng, trong một thời gian ngắn, thường do một nguyên nhân cụ thể gây ra.
    • Mức độ tổn thương: Tổn thương chủ yếu tập trung ở lớp niêm mạc trêm cùng của trực tràng, không xâm nhập sâu vào các lớp mô bên trong.
  • Viêm trực tràng mạn tính:
    • Thời gian xuất hiện triệu chứng: Các triệu chứng kéo dài trong một thời gian dài, có thể tính bằng tuần, tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
    • Mức độ tổn thương: Tình trạng viêm lan rộng và sâu hơn, ảnh hưởng đến lớp biểu mô bên dưới niêm mạc. Trong một số trường hợp, tổn thương có thể lan rộng lên cả niêm mạc của đại tràng.

9. Áp xe quanh hậu môn hoặc quanh trực tràng

Bao quanh trực tràng và hậu môn là các tuyến hoặc hang. Vi khuẩn, phân hoặc các vật lạ xâm nhập vào các tuyến và hang này có thể gây ra nhiễm trùng và tích tụ mủ. Nếu nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, tuyến có thể hình thành một đường hầm đi qua mô lân cận và dẫn đến hình thành một lỗ rò.

10. Sa trực tràng

Các phần đính kèm giữ trực tràng tại chỗ trong đường tiêu hóa mất đi là nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng. Khi điều này xảy ra, trực tràng có thể bị đẩy ra ngoài hậu môn. Bệnh này khá hiếm gặp. Sa trực tràng phổ biến ở nhóm người lớn tuổi, nhất là phụ nữ trên 50 tuổi. Thống kê cho thấy, phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp sáu lần so với nam giới. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình mắc bệnh ở phụ nữ là 60, trong khi ở nam giới là 40.

Đau trực tràng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau trực tràng thường xuyên và có thêm triệu chứng như sốt, ớn lạnh, hoặc có dịch từ hậu môn, mọi người nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra sức khoẻ ngay lập tức. 

Nếu bị đau trực tràng thường xuyên và có các dấu hiệu đáng lo ngại, mọi người nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu bị đau trực tràng thường xuyên và có các dấu hiệu đáng lo ngại, mọi người nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Tài liệu tham khảo:

  • Abscess and fistula expanded information. (n.d.).
    fascrs.org/patients/disease-condition/abscess-and-fistula-expanded-information
  • The American Cancer Society medical and editorial content team. (2017). Signs and symptoms of anal cancer. (2017).
    cancer.org/cancer/anal-cancer/detection-diagnosis-staging/signs-and-symptoms.html
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe