Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Các tế bào bạch cầu lưu thông trong tuần hoàn máu và giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng các tế bào bạch cầu để giúp chống lại nhiễm trùng.
1.Bạch cầu ái toan eosinophils là gì?
Eosinophils là một trong ba thành phần của bạch cầu hạt, được sản sinh từ tủy xương và là một trong những tế bào có vai trò thúc đẩy tiến trình viêm, đặc biệt các phản ứng viêm dị ứng. Do vậy, một số lượng lớn eosin có thể tích tụ trong các mô như là thực quản, dạ dày, ruột non và đôi khi trong máu khi những cá nhân đó phơi nhiễm với yếu tố dị nguyên. Các dị nguyên mà gây nên viêm thực quản EE này vẫn chưa biết rõ, chỉ biết các dị nguyên ấy đi vào do việc hít hoặc nuốt vào.
Trong điều kiện bình thường, bạch cầu ái toan (BCAT) có thể gặp ở các đoạn khác nhau của đường tiêu hóa, trừ thực quản. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch bẩm sinh với chức năng bảo vệ chống lại các tác nhân tấn công khác nhau. Tình trạng tăng bạch cầu ái toan ở đường tiêu hóa có thể gặp trong nhiều bệnh như nhiễm khuẩn, kí sinh trùng các bệnh lý viêm ruột mạn tính, hội chứng tăng bạch cầu ái toan, các bệnh lý mô liên kết, tăng sinh tủy ác tính, mẫn cảm với các thuốc. Nếu không phải do các nguyên nhân kể trên, cần xem xét đó có phải là viêm đường tiêu hóa do bạch cầu ái toan hay không. Viêm thực quản do bạch cầu ái toan đã được trình bày ở một bài riêng (Bạch cầu ái toan và viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan) do vậy bài này chủ yếu giới thiệu về viêm dạ dày - ruột do bạch cầu ái toan (VDDRDBCAT). Đây là một bệnh chân đoản chủ yếu dựa vào mô bệnh học với tình trạng tăng số lượng BCAT ở mảnh sinh thiết niêm mạc đường tiêu hóa và loại trừ các nguyên nhân gây tăng BCAT tại chỗ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về mô bệnh học cho đến nay vẫn chưa được thống nhất vì vậy vai trò của nhà giải phẫu bệnh kết hợp với bác sĩ lâm sàng rất quan trọng.
Cho đến nay vẫn chưa có đồng thuận hay hướng dẫn cụ thể về tiếp cận chẩn đoán trong VDDRDBCAT. Do vậy những trường hợp nghi ngờ về mặt lâm sàng cần được lấy sinh thiết nhiều mảnh (4-5 mảnh/mỗi vị trí) từ niêm mạc dạ dày hoặc đại tràng để khẳng định. Ngoài ra, khai thác kĩ bệnh sử, phối hợp kết quả xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán hình ảnh và nội soi giúp loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây tăng BCAT ở đường tiêu hóa.
2.Nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan tại đường tiêu hoá
Các nguyên nhân thứ phát gây tăng BCAT tại đường tiêu hóa bao gồm:
2.1 Hội chứng tăng BCAT (HES)
Hội chứng này được định nghĩa là tăng BCAT trong máu ngoại vi lớn hơn hoặc bằng 1500TB/mm3 ít nhất 6 tháng). Hội Chứng tăng bạch cầu ưa acid là một tình trạng đặc trưng bởi tăng bạch cầu ưa acid trong máu ngoại vi với các triệu chứng của của hệ thống cơ quan hoặc các rối loạn chức năng có liên quan trực tiếp đến tăng bạch cầu ưa acid khi không nhiễm ký sinh trùng, không dị ứng, hoặc các nguyên nhân tăng bạch cầu ưa acid thứ phát. Triệu chứng là đa dạng, tùy thuộc vào những cơ quan bị rối loạn chức năng. Chẩn đoán bao gồm việc loại trừ các nguyên nhân khác của tăng bạch cầu ưa acid bao gồm xét nghiệm tủy xương và di truyền. Điều trị thường bắt đầu bằng prednisone, và trong một thể thường gặp có imatinib.
Bệnh lý HES trước đây đã được coi là vô căn, nhưng hiện nay được biết là do các rối loạn khác nhau, một số trong đó đã biết nguyên nhân. Một hạn chế của định nghĩa truyền thống là nó không bao gồm những bệnh nhân có một số bất thường tương tự (ví dụ khiếm khuyết về nhiễm sắc thể) là những nguyên nhân được biết đến của HES nhưng những bệnh nhân này không đáp ứng được định nghĩa HES truyền thống về mức độ hoặc thời gian tăng bạch cầu ưa acid. Một hạn chế nữa là một số bệnh nhân tăng bạch cầu ưa acid và tổn thương cơ quan là những triệu chứng đặc trưng của HES. Những bệnh nhân này cần thiết phải điều trị sớm hơn 6 tháng là khoảng thời gian cần thiết để khẳng định chẩn đoán HES.
Bệnh lý HES hiếm gặp, không rõ tỷ lệ và thường ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Chỉ có bệnh nhân có tăng bạch cầu ưa acid kéo dài gây rối loạn các cơ quan mới đặc trưng cho hội chứng tăng bạch cầu ưa acid. Mặc dù bất kỳ cơ quan nào cũng có thể liên quan, nhưng chủ yếu là tim, phổi, lách, da, và hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Liên quan đến tim có thể gây ra bệnh nặng và tử vong đáng kể.
Các phân nhóm
Có hai phân nhóm phụ:
- Biến thể tăng sinh tủy
- Biến thể tăng sinh lym phô
Biến thể tăng sinh tủy thường liên quan đến việc mất đoạn nhiễm sắc thể số 4 tại vị trí CHIC2 tạo ra gen lai FIP1L1/PDGFRA(có hoạt tính tyrosine kinase gây chuyển dạng tế bào tạo máu). Bệnh nhân thường có:
- Lách to
- Giảm tiểu cầu
- Thiếu máu
- Tăng nồng độ vitamin B12 huyết thanh
- Bạch cầu ưa acid giảm đoạn và có không bào
- Xơ tủy
Những bệnh nhân phân nhóm này này thường phát triển xơ cơ tim và hiếm khi tiến triển thành lơ xê mi cấp dòng tủy hoặc dòng lympho. Bệnh nhân có gen lại FIP1L1/PDGFRA thường là nam giới có thể đáp ứng với imatinib liều thấp (là thuốc ức chế tyrosine kinase).
2.2. Các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng:
Ký sinh trùng là các sinh vật sống ký sinh trong các vật chủ như động vật, gia súc, gia cầm và ở con người, chúng sinh sản và phát triển nhanh chóng, gây bệnh cho vật chủ. Ký sinh trùng có 3 loại chính:
- Các động vật nguyên sinh: động vật đơn bào, sinh sản và phát triển bằng cách phân chia, nhân đôi, ký sinh trong cơ thể vật chủ.
- Giun, sán: chúng ký sinh trong các cơ quan nội tạng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các loại giun sán kí sinh trong nội tạng con người như: giun đũa, giun kim, sán lá gan,...
- Ectoparasites: sống kí sinh bên ngoài cơ thể vật chủ như bọ chét, rận, chấy,...
Một số bệnh lý thường gặp do ký sinh trùng gây ra ở người: sốt rét, sán lá gan, giun sán, sùi mào gà, nhiễm trùng huyết, nhiễm sán dây bạch hầu,... và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Để chẩn đoán bệnh lý này, cần Khai thác tiền sử, bệnh sử, xét nghiệm kí sinh trùng
trong phân, xét nghiệm huyết thanh, điều trị kí sinh trùng.
2.3. Nhiễm Helicobacter pylori, E.coli, Shigella
Tình trạng nhiễm Helicobacter pylori, E.coli, Shigella cũng có thể gây tăng bạch cầu ái toan ở dạ dày ruột, cần Sinh thiết dạ dày, xét nghiệm phân, cấy phân, cấy máu để chẩn đoán dạng bệnh lý này.
2.4. Sử dụng thuốc như các loại kháng sinh, NSAID...
Sử dụng thuốc như các loại kháng sinh, NSAID...cũng có thể gây tăng bạch cầu ái toan tại đường tiêu hoá, cần khai thác kĩ bệnh sử để xác định chẩn đoán.
2.5. Crohn hoặc viêm loét đại trực tràng xuất huyết
Các bệnh lý này có các triệu chứng lâm sàng và mô bệnh học tương từ như viêm đại tràng do bạch cầu ái toán, cần thực hiện nội soi dạ dày, đại tràng toàn bộ có sinh thiết, kết hợp xét nghiệm các kháng thể Anti-Saccharomyces cerevisiae, ANCA.
2.6. Bệnh Celiac
Bệnh celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp Gluten, đây là bệnh gây ra do phản ứng với gluten, không cho cơ thể hấp thu các thực phẩm có chứa gluten. Gluten là các protein khác nhau được tìm thấy trong lúa mì và trong các loại ngũ cốc khác như lúa mạch và lúa mạch đen.
Bệnh Celiac dẫn đến tình trạng viêm và bất sản niêm mạc ruột non gây ra hàng loạt các rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tại ruột non.
Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi hay có thể xuất hiện sớm khi còn nhỏ và thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn khác như tiểu đường tuýp 1, viêm tuyến giáp tự miễn...
Thông thường việc điều trị bệnh chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống. Bệnh có thể kiểm soát bệnh này bằng cách tuân thủ một chế độ ăn không có gluten, nghĩa là bạn không ăn bất kỳ thực phẩm nào chứa gluten. Việc áp dụng chế độ ăn này có thể gây phiền toái, tuy nhiên nếu không tuân thủ bệnh có thể quay lại và người bệnh ngay tại thời điểm đó chưa thể phát hiện được.
Chẩn đoán bệnh lý này cần dựa vào các bất thường Kháng thể anti-ransglutaminase, teo nhung mao tá tràng...
2.7. Các bệnh lý tự miễn, viêm mạch
Các bệnh lý này cũng gây tăng bạch cầu ái toan ở ống tiêu hoá, cần thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm các kháng thể ANCA, kháng thể kháng nhân.
2.8. Bệnh lý ác tính
Để chẩn đoán bệnh lý này cần thăm khám lâm sàng, kết hợp chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết làm mô bệnh học.
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là một bệnh viêm mãn tính tương đối hiếm gặp, nhưng chúng ta đã đánh giá thấp tỷ lệ mắc của nó. Vì biểu hiện lâm sàng của viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan thiếu tính đặc hiệu, những bệnh nhân có các triệu chứng của viêm dạ dày mãn tính không cải thiện sau khi điều trị lặp lại nên được kiểm tra như nội soi và mô bệnh học để loại trừ viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan. Các triệu chứng này càng kéo dài, người đó càng có nhiều khả năng bị viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan. Tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi không bắt buộc để chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan, và sinh thiết nhiều vị trí và số lượng bạch cầu ái toan dưới kính hiển vi là quan trọng hơn. Mối kiện hệ tốt giữa các bác sĩ lâm sàng, nội soi và bác sĩ giải phẫu bệnh có thể giúp giảm tỷ lệ chẩn đoán bỏ sót bệnh này.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hoá. Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hoá được thực hiện thông qua kỹ thuật nội soi dạ dày và nội soi đại tràng với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm, các tổn thương ung thư tiêu hoá giai đoạn sớm. Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ tiêu hoá tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.