Nguyên nhân gây hội chứng miệng bỏng rát

Hội chứng bỏng rát miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều khó chịu, đặc biệt người mắc sẽ cảm thấy xót, đau khi ăn uống, nhai thức ăn. Vậy rát miệng là bệnh gì và nguyên nhân gây hội chứng miệng bỏng rát do đâu?

1. Hội chứng bỏng rát miệng là gì?

Hội chứng bỏng rát miệng là tình trạng cảm giác bỏng rát trong miệng diễn ra liên tục không rõ nguyên nhân. Cảm giác khó chịu này có thể ảnh hưởng đến vùng xung quanh như lưỡi, nướu, môi, bên trong má, vòm miệng hoặc lan toả toàn bộ trong miệng.

Vị trí chủ yếu gây cảm giác nóng rát miệng bao gồm phần trước miệng, mặt trong của môi, vòm miệng trên, ở hai bên hoặc trên đầu lưỡi. Hội chứng này còn khiến vị giác của người bệnh bị thay đổi, không cảm nhận được vị của thức ăn, thay vào đó là cảm thấy thức ăn đắng hoặc cảm thấy xót, rát mỗi khi nhai. Nếu tình trạng bỏng rát miệng nặng có thể gây bỏng miệng.


Hội chứng bỏng rát miệng khiến người bệnh cảm thấy xót hoặc rát mỗi khi nhai
Hội chứng bỏng rát miệng khiến người bệnh cảm thấy xót hoặc rát mỗi khi nhai

2. Triệu chứng của hội chứng bỏng rát miệng

  • Cảm giác nóng rát và bỏng ở vùng lưỡi, môi, nướu, vòm miệng, họng hoặc toàn bộ miệng
  • Cảm giác khô miệng và khát nước nhiều
  • Thay đổi vị giác như cảm giác đắng miệng
  • Mất vị giác.

Hội chứng bỏng rát miệng tuy không gây nguy hiểm nhưng lại gây bất tiện rất nhiều tới sinh hoạt ăn uống, đau đớn gây khó ngủ, căng thẳng, ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng trong giao tiếp hàng ngày.

Tùy mỗi người, hội chứng miệng bỏng rát có thể kéo dài vài tháng, cũng có người triệu chứng nóng rát miệng có thể đột nhiên biến mất hoặc thỉnh thoảng mới tái phát.

3. Nguyên nhân gây nóng rát miệng lưỡi

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng bỏng rát miệng, có thể kể tới:

3.1 Liken phẳng ở miệng

Khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào niêm mạc miệng, gây ra các triệu chứng như bị loét miệng, sưng và các mảng trắng đỏ trong miệng.

3.2 Nhiễm nấm candida

Nóng rát miệng có thể do bị nhiễm trùng vì nấm candida tích tụ trong miệng gây ra các đám trắng trên lưỡi và họng.


Nấm candida tích tụ trong miệng gây nhiễm trùng và nóng rát miệng
Nấm candida tích tụ trong miệng gây nhiễm trùng và nóng rát miệng

3.3 Mắc bệnh nội tiết

Người bệnh mắc tiểu đường và suy giáp cũng gây ra các triệu chứng bỏng rát miệng.

3.4 Khô miệng

Tình trạng khô miệng có thể do người bệnh đang điều trị bệnh và sử dụng một số thuốc để điều trị.

3.5 Thiếu vitamin

Thiếu hụt dinh dưỡng như thiếu chất sắt, kẽm, folate (vitamin B9) , thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), pyridoxine (vitamin B-6) và cobalamin (vitamin B-12).

Nếu bạn có ý định bổ sung vitamin thì nên tham khảo thông tin tù bài viết “Khi nào là thời gian tốt nhất để uống Vitamin?

3.6 Răng giả

Đeo răng giả chưa quen hoặc răng giả không phù hợp với kích thước răng gây đau cấp tính, khó chịu, tạo nhiều áp lực lên các mô nhạy cảm ở miệng.

3.7 Đang uống thuốc điều trị bệnh

Thuốc điều trị huyết áp cao có thể gây ra những tác dụng phụ gây cảm giác đau và cảm giác bỏng rát ở trong miệng.

3.8 Thói quen vệ sinh miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng ngoài việc khiến dễ bị tưa miệng mà còn bị các bệnh răng miệng khác, thậm chí cả việc đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng quá nhiều cũng có thể dẫn tới hội chứng bỏng rát miệng do tính nóng của sản phẩm. Ngoài ra, đôi khi đau rát miệng cũng là do việc đánh răng quá mạnh, để cải thiện tình trạng này bạn nên tham khảo “Đánh răng thế nào là đúng cách?


Vệ sinh răng miệng sai cách cũng có thể dẫn tới hội chứng bỏng rát miệng
Vệ sinh răng miệng sai cách cũng có thể dẫn tới hội chứng bỏng rát miệng

4. Làm thế nào để điều trị hội chứng bỏng rát miệng?

Thực tế để điều trị hội chứng miệng bỏng rát, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ đánh giá, tư vấn, loại trừ các vấn đề khác trước khi chẩn đoán hội chứng này.

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

  • Không nên sử dụng thuốc lá, uống rượu
  • Sử dụng các loại thực phẩm có tính axit như nước cam, cà phê, cà chua, các loại thực phẩm nhiều gia vị và đồ uống có ga.
  • Tránh thức ăn cay nóng.
  • Uống nhiều nước thường xuyên để không bị khô miệng, nhai kẹo cao su không đường..
  • Lựa chọn kem đánh răng không chứa chất phụ gia như kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm hoặc không có bạc hà hoặc quế.

Nếu trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây khó khăn cho việc điều trị, nên kiểm soát hội chứng miệng bỏng rát bằng cách thăm khám và theo dõi với sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, bỏ dần thói quen xấu như đẩy lưỡi, nghiến răng, nên lựa chọn sử dụng bàn chải răng mềm, sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe