Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương

Phụ nữ mãn kinh thường bị loãng xương, nguyên nhân là do lượng Estrogen giảm, khối lượng xương giảm rất nhanh gây loãng xương sau mãn kinh, do vậy cần có biện pháp phòng ngừa, điều trị loãng xương phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.

1. Vì sao phụ nữ mãn kinh bị loãng xương

Bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi và đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh. Nguyên nhân là do lượng Estrogen giảm, khối lượng xương giảm rất nhanh gây loãng xương sau mãn kinh, do vậy cần có biện pháp phòng ngừa, điều trị loãng xương phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương sau mãn kinh gồm:

  • Đã từng gãy xương
  • Người gầy hoặc nhỏ xương.
  • Có tiền sử gia đình bị loãng xương.
  • Mãn kinh trước tuổi 45.
  • Sử dụng thuốc Corticoid, Hormon tuyến giáp.
  • Hút thuốc lá, uống rượu, bia
  • Ít vận động
  • Sử dụng ít canxi.

Sử dụng thuốc thuốc Corticoid có thể gây loãng xương
Sử dụng thuốc thuốc Corticoid có thể gây loãng xương

2. Loãng xương sau mãn kinh gây nên hậu quả gì?

  • Biến dạng cột sống: Đây là biến chứng nặng khi phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương . Khi bị biến dạng cột sống, lưng người bệnh sẽ bị còng, chiều cao giảm, đốt sống xẹp và sự giảm chiều cao sẽ ngừng lại.
  • Gãy xương: Loãng xương sau mãn kinh có nguy cơ gãy cổ xương đùi và phần thấp cẳng tay, cổ xương cánh tay, xương sườn và cột sống; gãy cổ xương đùi xảy ra muộn hơn và có thể nguy hiểm cho người bệnh vì bắt buộc phải nằm lâu ảnh hưởng tới vận động trong tương lai;
  • Đau cột sống: Đau cột sống lưng hoặc cột sống thắt lưng có thể xảy ra khi gắng sức nhẹ, ngã hoặc một động tác sai.

Vị trí gãy cổ xương đùi
Vị trí gãy cổ xương đùi

3. Điều trị và phòng ngừa

3.1. Điều trị loãng xương

  • Liệu pháp vận động: Sinh hoạt điều độ, tập thể dục, phơi nắng,...; tránh việc ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế mà nên thay đổi tư thế khi làm việc và tránh những công việc khuân vác nặng nhọc.
  • Liệu pháp sử dụng thuốc: Khi sử dụng phương pháp này cần sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ
  • Liệu pháp thay thế hormon: Có thể áp dụng cho phụ nữ sau mãn kinh, để tăng mật độ xương.

3.2. Phòng ngừa loãng xương

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Canxi đóng vai trò duy trì tình trạng của xương và giúp làm chậm quá trình loãng xương.Vì vậy nên bổ sung nguồn thực phẩm giàu Canxi như sữa, phô mai, sữa chua, trứng, tôm, cua... Ăn đủ chất bé; không nên ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
  • Không hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia, nước có gas; hạn chế cà phê, ca cao, sôcôla, nước xương, thực phẩm có nhiều sắt...
  • Tập luyện thể thao: Tập luyện các bài tập phù hợp với thể trạng như đi bộ nhanh, chạy, tennis có thể giúp tăng độ bền của xương.
  • Tắm nắng: Tắm nắng 30 phút/ngày và nên tắm trước 9 giờ sáng để tổng hợp nguồn Vitamin D tự nhiên cho cơ thể.

Bổ sung đầy đủ canxi giúp giảm nguy cơ loãng xương
Bổ sung đầy đủ canxi giúp giảm nguy cơ loãng xương

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn sức khỏe tuổi tiền mãn kinh. Khi đăng ký gói khám, khách hàng sẽ được khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa; Thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng nội tiết tố như:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa
  • Khám phụ khoa, khám vú
  • Siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường bụng
  • Lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo
  • Chụp Xquang tuyến vú (2 bên)
  • Đo độ loãng xương
  • Thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện các bệnh lý tiền mãn kinh nếu có.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe