Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa.
Bệnh quai bị do virus gây ra và thường xảy ra trong thời thơ ấu, bệnh dễ dàng lây lan khi các giọt bắn ra từ đường hô hấp trên của người bệnh truyền vào không khí. Người lớn vẫn có thể bị mắc quai bị nhưng thường không nghiêm trọng và cách phòng bệnh tốt là tiêm vắc-xin quai bị.
1. Đường truyền bệnh quai bị ở người lớn
Ở người lớn, bệnh thường xuất hiện ở môi trường đông đúc với người nhiễm virus quai bị như:
- Lớp học
- Đội thể thao
- Ký túc xá
Người lớn cũng có thể lây lan quai bị bằng cách có một số hành vi kiểu người lớn, như:
- Hôn
- Sử dụng son môi của người khác
- Hút chung điếu thuốc lá.
2. Triệu chứng và biến chứng khi người lớn mắc quai bị
Các trường hợp quai bị rất hiếm khi xảy ra do con người đã tiêm vắc-xin quai bị được sử dụng phổ biến từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, một số người lớn vẫn có thể mắc bệnh này với các triệu chứng có thể nhẹ đến mức mà người bệnh có thể không nhận ra mình bị nhiễm bệnh.
Hầu hết những người lớn bị nhiễm bệnh không bị sưng tuyến nước bọt, triệu chứng này ngược với triệu chứng khi trẻ mắc quai bị. Người lớn có thể bị sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể và chán ăn, các triệu chứng có thể không xuất hiện trong 2 đến 3 tuần sau khi người lớn bị nhiễm bệnh.
Nếu nghi ngờ bạn hoặc người khác bị quai bị, hãy đến cơ sở Y tế để khám và điều trị, đây là bệnh truyền nhiễm, do đó, cần tránh tiếp xúc gần với người khác ít nhất 5 ngày sau khi tuyến nước bọt của bạn bắt đầu sưng lên. Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng một xét nghiệm đơn giản và hầu hết người bệnh là người lớn đều phục hồi hoàn toàn sau một vài tuần. Để giảm bớt các triệu chứng trong khi mắc bệnh, bạn có thể hãy thử các biện pháp đơn giản tại nhà sau:
- Sử dụng chườm lạnh
- Dùng các sản phẩm không chứa aspirin không cần kê đơn như Advil và Tylenol.
- Không dùng aspirin cho trẻ bị nhiễm virus do thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye, gây ra suy gan, phù não và tử vong
- Nghỉ ngơi nhiều.
Xem thêm: Vì sao bệnh quai bị dễ gây vô sinh?
Biến chứng có thể xảy ra:
Hiếm khi người lớn bị quai bị có thể bị giảm thính lực và giảm khả năng sinh sản, nhưng đôi khi chúng có các triệu chứng khác như sưng một số bộ phận cơ thể, chẳng hạn như:
- Tinh hoàn (ở nam giới đã trải qua tuổi dậy thì)
- Não
- Mô bao phủ não và tủy sống
- Buồng trứng
- Ngực.
3. Khi nào người lớn nên tiêm lại vắc-xin quai bị?
Sởi, quai bị và rubella (MMR) là một loại vắc-xin kết hợp được tiêm ở thời thơ ấu nhằm chống lại ba bệnh: Sởi, quai bị và rubella. Vắc-xin quai bị cung cấp khả năng miễn dịch cho hầu hết mọi người và những người đã bị quai bị sẽ có miễn dịch suốt đời.
Thông thường, mũi vắc-xin MMR đầu tiên được tiêm khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ ở 4 đến 6 tuổi. Ngoài ra nếu đã qua 28 ngày kể từ khi tiêm mũi đầu tiên, có thể dùng mũi thứ hai trước 4 tuổi.
Trẻ nhỏ nên tiêm đầy đủ hai mũi vắc-xin MM trước khi đến tuổi đi học. Tuy nhiên, mũi thứ hai mới chỉ được khuyến cáo từ năm 1990, vì vậy một số thanh niên có thể chưa nhận đủ liều vắc-xin này. Do đó, dẫn đến một số người lớn mắc quai bị mặc dù đã được tiêm vắc-xin phòng quai bị.
Trong ổ dịch quai bị, chỉ một liều có thể không đủ để phòng bệnh và giữ cho bạn, vì vậy nếu bạn chỉ nhận được một liều duy nhất, thì hãy đến cơ sở Y tế hoặc các điểm tiêm chủng để xin ý kiến của bác sĩ về việc tiêm thêm một mũi nữa. Dưới đây là một số tình huống khác mà bạn có thể cần vắc-xin:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng không mang thai
- Sinh viên đại học
- Làm việc trong bệnh viện hoặc trường học
- Bạn muốn đi du lịch nước ngoài hoặc đi du thuyền.
Xem thêm: Mắc bệnh quai bị: Nên kiêng gì, nên ăn gì?
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:
- Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
- Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
- 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
- Quý khách hàng sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Nguồn tham khảo: webmd.com