Người bị bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

Bệnh hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, do đó những câu hỏi như người bị bệnh hen suyễn kiêng ăn gì thường được rất nhiều người quan tâm.

1. Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

Mặc dù thực phẩm hiếm khi là nguyên nhân gây ra cơn hen suyễn, tuy nhiên các triệu chứng của phản ứng dị ứng với một số thực phẩm có thể có các triệu chứng giống với cơn hen. Bất kỳ phản ứng bất thường nào với thực phẩm thì sẽ gọi là phản ứng có hại (adverse reaction) bao gồm:

  • Dị ứng thực phẩm (Food allergy): Xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein có trong thực phẩm, mặc dù đối với người khác thì các loại protein này an toàn hoặc vô hại. Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm trên da để tìm hiểu xem liệu bạn có nhạy cảm với một số loại thực phẩm nhất định không để xác định chính xác loại protein nào mà bạn dị ứng.
  • Không dung nạp thực phẩm (Food Intolerance): Dị ứng với thực phẩm có kích hoạt hệ thống miễn dịch, trong khi không dung nạp thực phẩm thì không. Không dung nạp thực phẩm xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề trong việc tiêu hóa một số loại thực phẩm. Ví dụ như ngộ độc thực phẩm, phản ứng với hóa chất trong thực phẩm hoặc đồ uống như caffeine.

Các loại thực phẩm phổ biến nhất gây ra các triệu chứng dị ứng như: Trứng, sữa bò, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, hạt cây, cá, tôm và động vật có vỏ khác.


Hen suyễn nên kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng
Hen suyễn nên kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng

2. Chất bảo quản thực phẩm và hen suyễn

Chất bảo quản thực phẩm cũng có thể kích hoạt cơn hen suyễn, ví dụ về các chất phụ gia như natri bisulfite, kali bisulfite, natri metabisulfite, kali metabisulfite và natri sulfite. Tất cả các chất này thường được sử dụng trong quá trình chuẩn bị và chế biến thực phẩm hoặc có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như:

  • Trái cây khô hoặc rau
  • Khoai tây loại đóng sẵn
  • Rượu và bia
  • Nước chanh đóng chai
  • Tôm (tươi, đông lạnh, hoặc làm sẵn)
  • Thức ăn ngâm

3. Triệu chứng dị ứng thực phẩm và hen suyễn

Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng thông thường của dị ứng thực phẩm là nổi mề đay, phát ban, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm gây ra các triệu chứng giống với cơn hen suyễn thì sẽ có các triệu chứng như ho và khò khè. Nếu không được phát hiện nhanh chóng, sẽ tiến tới sốc phản vệ với các triệu chứng như sưng cổ họng, chặn đường thở.

Nếu nghi ngờ một số loại thực phẩm là tác nhân gây ra dị ứng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm kiểm tra loại thực phẩm nào gây ra dị ứng để kiêng kỵ với thực phẩm đó.


Nổi mề đay, phát ban là triệu chứng dị ứng thực phẩm thông thường
Nổi mề đay, phát ban là triệu chứng dị ứng thực phẩm thông thường

4. Nên làm gì nếu bị dị ứng thực phẩm và hen suyễn?

Một số cách đơn giản, an toàn trong trường hợp bạn vừa bị dị ứng với thực phẩm và vừa bị hen suyễn như sau:

  • Tránh các loại thực phẩm kích hoạt dị ứng: Bạn nên cố gắng không tiếp xúc với thực phẩm mà cơ thể dị ứng, luôn đọc nhãn của các thực phẩm và nếu thức ăn do người khác chuẩn bị thì hãy hỏi người chế biến về thành phần của món ăn đó.
  • Xem xét mũi tiêm chống dị ứng: Các bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp miễn dịch bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể để huấn luyện hệ miễn dịch của bạn nhưng không gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Sau khi tiêm lặp lại trong một khoảng thời gian, hệ thống miễn dịch của bạn cuối cùng sẽ ngừng gây ra phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và được thực hiện tại cơ sở Y tế để cấp cứu người bệnh trong trường hợp sốc phản vệ xảy ra. Ngoài ra, còn có Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi (Sublingual immunotherapy) là biện pháp thay thế cho các mũi tiêm dị ứng và người bệnh sẽ để thuốc tan dưới lưỡi thay vì tiêm.
  • Luôn mang theo epinephrine trong người: Nếu dị ứng nghiêm trọng, bạn nên mang theo hai bộ dụng cụ tiêm epinephrine luôn mang theo trong người. Nếu có bất kỳ dấu hiệu sốc phản vệ nào hoặc ngay cả khi không chắc chắn các triệu chứng đó có phải dị ứng hay không thì bạn nên tiêm epinephrine ngay lập tức. Sau đó, gọi ngay 115 hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân đưa đến cơ thể Y tế gần nhất.

Hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm, vì thế việc chăm sóc, điều trị cũng như chú ý đến chế độ dinh dưỡng với người bệnh rất quan trọng.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói tầm soát hen cho những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản. Gói tầm soát bệnh hen phế quản của Vinmec giúp:

  • Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát và điều trị bệnh
  • Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng và sàng lọc hen phế quản.

Để đăng ký khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com, mayoclinic.org

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe