Nên làm gì khi bà bầu bị chuột rút?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Một trong các triệu chứng khó chịu khi mang thai của người phụ nữ là chuột rút. Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể chủ quan. Đó cũng có thể là dấu hiệu cơn đau đến từ vấn đề khác. Để biết chính xác bà bầu bị chuột rút nên làm gì khi gặp triệu chứng này, hãy đọc ngay bài viết này từ đội ngũ Vinmec.

1. Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút

Các bà bầu thường bị chuột rút ở các cơ bắp chân, bắp thịt đùi, hông, gối. Cơn đau khiến bắp chân, đầu gối... cử động khó khăn hơn và kéo dài vài phút. Nguyên nhân thường là:

  • Trọng lượng cơ thể tăng nhiều trong thời gian mẹ mang thai đè nặng lên đôi chân gây ra tình trạng khó lưu thông máu trong các mạch máu.
  • Tử cung phát triển, giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi. Các cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút. Một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu. Khi tử cung mở rộng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút.
  • Ốm nghén khiến mẹ nôn ói, kém thu nạp dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu chất, vitamin dẫn đến bị rối loạn điện giải và căng cơ, từ đó mẹ bị chuột rút.
  • Thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển nên mẹ sẽ chuyển một lượng canxi cho thai. Người mẹ thiếu canxi sẽ dễ bị chuột rút.

Chuột rút là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mang thai
Chuột rút là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mang thai

Một số nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đến mẹ và bé:

2. Làm gì khi bà bầu bị chuột rút?

Chính vì hiện tượng chuột rút rất phổ biến nên bà bầu khó tránh khỏi các triệu chứng khó chịu này. Đôi khi chỉ cần bà bầu hắt hơi, cười lớn hay đứng lâu cũng bị chuột rút. Chính vì vậy, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp phối hợp để giảm thiểu tình trạng này nhất có thể

  • Xoa bóp, mát xa chân tay để máu lưu thông, “giải cứu” các bà bầu bị chuột rút

Bà bầu bị chuột rút nên ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột
Bà bầu bị chuột rút nên ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột
  • Bổ sung canxi và chất điện giải cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Các thực phẩm có lợi cho người phụ nữ trong việc giảm thiểu chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.
  • Mẹ cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu không để bàng quang tạo áp lực lên các mạch máu
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thư giãn có thể bằng cách mát-xa hoặc yoga. Bà bầu nên chăm chỉ xoa bóp chân hay ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực; Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu dưới chân. Lúc làm việc có thể thường xuyên thay đổi tư thế để cột sống và các cơ được co giãn đúng cách.
  • Những ngày cận ngày sinh, mẹ bầu có thể đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn để giảm cảm giác chuột rút.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và ít tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu, dẫn đến triệu chứng chuột rút.
  • Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động hơn
  • Kê chân tay bằng gối mỏng, đệm êm để máu huyết lưu thông mỗi khi ngủ, đặc biệt là ban đêm và khi thời tiết trở lạnh.
  • Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể, không để bị chuột rút.

Tuy nhiên nếu bạn gặp tình trạng chuột rút quá thường xuyên và cường độ cơn đau quá mạnh thì cần thận trọng. Bởi đó có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc thai ngoài tử cung nếu cơ vùng tử cung bị co thắt quá mạnh. Nếu cảm thấy cơn đau mạnh ở bụng, lan rộng, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và con.

Để chủ động bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn nên khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, cần đến cơ sở y tế ngay khi cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt là những thai phụ mang thai trên 35 tuổi, thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non, thai lưu, thai ngoài tử cung.

Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã được khách hàng đánh giá cao về chất lượng chuyên môn cũng như dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp.

  • Chăm sóc mẹ và bé toàn diện: Chăm sóc sức khỏe mẹ & bé toàn diện, từ trước - trong - sau khi mang thai đầy đủ; sàng lọc trước sinh, sau sinh cho trẻ sơ sinh và mẹ; xét nghiệm lấy máu gót chân; thai sản trọn gói; khám tiền hôn nhân; chăm sóc và tư vấn trước sinh; lưu trữ máu cuống rốn.
  • Trẻ được chăm sóc từ khi lọt lòng: ngay sau khi cất tiếng khóc chào đời, bé được da kề da cùng mẹ, được bố tự tay cắt dây rốn và được theo dõi, chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt trong vòng 12 tiếng để phát hiện sớm dấu hiệu suy hô hấp nhất thời hoặc các bệnh lý khác. Bé được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Ekip sinh không chỉ có các bác sĩ sản, nữ hộ sinh mà còn có các bác sĩ chuyên khoa Nhi túc trực, theo dõi để xử lý các vấn đề phát sinh cho bé trong quá trình sinh.
  • Kỹ thuật hiện đại, tiên tiến: Đẻ không đau bằng kỹ thuật gây tê đặc biệt. Điều trị chăm sóc trẻ sinh cực non < 27 tuần - Vinmec là bệnh viện duy nhất tại miền Bắc cứu sống được trẻ sinh non 24 tuần.
  • Trang thiết bị vượt trội: Phòng bệnh được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, trang thiết bị hiện đại như: lồng ấp vận chuyển chuyên dụng có gắn máy thở, máu hút, bóp ống oxy có kiểm soát áp lực; máy sàng lọc điếc, máy làm mát não điều trị trẻ ngạt; máy theo dõi chức năng não CFM; Monitor 5 thông số; giường hồi sức tích hợp đèn sưởi.
  • Tư vấn kỹ lưỡng: Sau khi khám thai, bác sĩ sẽ trực tiếp phân tích kết quả và tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng của mẹ và sự phát triển của bé.

Để khám và điều trị với các bác sĩ của khoa Sản tại Vinmec, bạn vui lòng đặt lịch trực tiếp tại website để được phục vụ.


Hình ảnh khách hàng được tư vấn sức khỏe sau khi khám thai tại Vinmec
Hình ảnh khách hàng được tư vấn sức khỏe sau khi khám thai tại Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe