Nên dùng loại nước nào để pha sữa cho bé?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Một trong những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm đó là nên dùng loại nước nào để pha sữa cho bé, bởi có lời khuyên nên pha bằng nước khoáng tinh khiết, người lại cho rằng nên pha với nước rau củ mới có dinh dưỡng. Vậy thực chất, đâu mới là loại nước tốt để pha sữa cho trẻ.

1. Nên dùng loại nước nào để pha sữa cho bé?

Điều này phụ thuộc vào loại nước máy mà bạn dùng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này, đặc biệt nếu trẻ có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, để pha sữa cho trẻ, không sử dụng nước có chứa nhiều flo. Quá nhiều flo sẽ tăng nguy cơ men răng trẻ bị nhiễm flo, vấn đề này xảy ra khi răng đang mọc ra từ lợi. Răng bị nhiễm flo không hẳn là bệnh, nhưng có thể tạo nên các đốm hoặc các mảng màu trắng trên răng vĩnh viễn.

Nếu nước máy nhà bạn có lượng flo xấp xỉ 0,7mg/L hoặc cao hơn thì cần xem xét việc sử dụng một nguồn nước khác có hàm lượng flo thấp hơn. Nếu bạn đang dùng hệ thống nước công cộng, hãy kiểm tra với nhà cung cấp nguồn nước ở khu vực của bạn.

Nước đóng chai thường chứa rất ít flo và được quảng cáo là tình khiết, khử ion, khử khoáng, chưng cất hoặc được sản xuất bằng quy trình thẩm thấu ngược. Hầu hết các cửa hàng tạp hóa đều bán những loại nước có hàm lượng flo thấp. Bạn thậm chí có thể tìm thấy những loại có ghi nhãn chuyên dùng để pha sữa. Theo luật của Mỹ, nước đóng chai phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng nước của FDA, tiêu chuẩn này ít nhất cũng nghiêm ngặt tương đương với tiêu chuẩn EPA cho nước máy. Hiện nay, một số hệ thống xử lý nước cho hộ gia đình cũng có khả năng loại bỏ flo. Nếu bạn muốn sử dụng nước máy, hãy lắp đặt hệ thống vòi nước lạnh và cho nước chảy trong vài phút trước khi sử dụng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ nhiễm chì hoặc các kim loại không mong muốn khác.

Nếu bác sĩ hoặc cơ sở y tế địa phương khuyên bạn pha sữa bằng nước đã đun sôi, bạn cần thực hiện điều đó. Đun nước đến nhiệt độ sôi và đợi thêm khoảng một phút, sau đó để nguội trước khi sử dụng. Không nên đun lại hoặc đun sôi quá lâu vì việc đó có thể làm tăng tạp chất trong nước sau khi đun.

Nếu gia đình bạn sử dụng nước giếng, nên kiểm tra thử mẫu nước để chắc chắn rằng nó an toàn trước khi sử dụng. Ví dụ, nước giếng có thể chứa muối nitrate ở nồng độ cao. Đun sôi nước trong trường hợp này cũng không đảm bảo được sự an toàn cho trẻ, thực tế đun sôi thậm chí còn làm tăng nồng độ muối nitrate lên.


Việc dùng loại nước nào để pha sữa cho trẻ phụ thuộc vào loại nước máy mà bạn dùng và tình trạng sức khỏe của trẻ
Việc dùng loại nước nào để pha sữa cho trẻ phụ thuộc vào loại nước máy mà bạn dùng và tình trạng sức khỏe của trẻ

2. Những loại nước không nên dùng để pha sữa cho bé

2.1 Nước khoáng

Nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm sẽ xảy ra khi dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống. Trên thực tế, nước khoáng chỉ tốt cho một số người có nhu cầu cần bổ sung chất khoáng, còn “nước tinh khiết” chỉ tốt cho người đã có đầy đủ mọi chất khoáng. Trẻ không hấp thu được hết những chất dinh dưỡng có trong sữa nếu uống sữa pha với nước khoáng. Ví dụ trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển, nhưng nếu uống một loại nước khoáng nào đó lâu ngày thì chỉ được cung cấp một số chất và thiếu những chất khác, điều này sẽ cản trở sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

2.2 Nước rau luộc

Trong nước rau luộc có chứa hàm lượng nitrate cao, chẳng hạn như nước luộc các loại rau như củ dền, cà rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường..., nitrate sẽ đi vào máu sau khi ăn, kết hợp với hemoglobin của hồng cầu tạo ra methemoglobin khiến hồng cầu mất khả năng vận chuyển ôxy và nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, có nguy cơ cao bị tử vong. Hơn nữa, các loại thuốc thực vật thường được sử dụng để chăm bón rau nên khi nấu thường hòa tan trong nước luộc rau. Trẻ có nguy cơ bị ngộ độc nếu dùng nước luộc rau đó pha sữa.

2.3 Nước hoa quả

Nguồn cung cấp tốt các vitamin và khoáng chất cho cơ thể đến từ các loại trái cây, đặc biệt là vitamin C có nhiều trong các cây họ cam giúp hấp thu hiệu quả chất sắt có trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số axit hữu cơ nên nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa cho trẻ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, khi pha sữa cho trẻ cần sử dụng nước ấm, bạn không thể đun nước trái cây vì về cơ bản các vitamin sẽ bị bay hơi ở nhiệt độ cao, việc pha sữa bằng nước trái cây cũng không còn ý nghĩa.


Cha mẹ không nên pha sữa cho trẻ bằng nước hoa quả
Cha mẹ không nên pha sữa cho trẻ bằng nước hoa quả

3. Những lưu ý khi pha sữa cho trẻ

Chuẩn bị dụng cụ, sữa bột cho trẻ

  • Dụng cụ pha sữa cho trẻ bao gồm bình sữa và các phụ kiện đi kèm. bạn cần chọn loại bình với dung tích vừa phải, khoảng 240ml trở xuống khi lựa chọn bình sữa. Để đảm bảo được: chất liệu sản phẩm an toàn cho trẻ, chịu được nhiệt độ cao mà không gây ảnh hưởng cho bé, cần tìm sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm của các thương hiệu uy tín.
  • Sữa bột cho trẻ: để biết loại sữa nào phù hợp với trẻ sơ sinh, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ nhi khoa. bạn chỉ mua hộp nhỏ, không nên mua hộp lớn, vì có thể bé nhà bạn chỉ cần uống sữa bột vài ngày nếu bạn muốn nuôi con bằng sữa mẹ, khi sữa của bạn đã về nhiều, đủ cho bé thì bạn ngưng sử dụng sữa bột.

Khử trùng dụng cụ pha sữa cho bé

Bạn phải rửa bình qua nước sạch khi mua bình sữa về. Sau đó, bạn đem bình sữa, núm cao su, nắp bình... cho vào nước, đun sôi trong khoảng 3 phút, mỗi khi chuẩn bị pha sữa cho bé. Hiện nay việc tiệt trùng đã trở nên đơn giản hơn bởi đã có máy tiệt trùng sữa tiện lợi. Để khử trùng, làm sạch dụng cụ pha sữa, bạn có thể dùng máy tiệt trùng chuyên dụng.

Chuẩn bị nước để pha sữa

Để pha sữa cho trẻ, cần sử dụng nguồn nước sạch, có hàm lượng flo thấp dưới 0.7mg/lít. Để khử trùng, cần phải đun sôi nước. Tuy nhiên, bạn cần đọc kĩ xem loại sữa bạn dùng nhà sản xuất hướng dẫn dùng nước ở nhiệt độ bao nhiêu khi pha sữa. Đa số sữa cho bé đều dùng nước ấm, khoảng 40 độ , một số ít sữa dùng cho trẻ sơ sinh yêu cầu nước ở nhiệt độ cao khoảng 70 độ C. Sữa không tan hết khi dùng nước không đủ ấm để pha, trẻ khó có thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng từ sữa.

Để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại bình đun nước thông minh trên thị trường, ví dụ loại bình đun nước thông minh Moaz BéBé MB - 002. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho mẹ trong việc hâm sữa, tiệt trùng bình sữa và khử clo trong nước với nhiều tính năng nổi trội như:

  • Pha sữa dễ dàng, chuẩn nhiệt độ
  • Đun sôi nước nhanh chóng sau 4 phút, khử clo tự động 2 phút, giữ nhiệt theo mong muốn 24h
  • Thiết kế sang trọng, tinh tế
  • Thiết kế bình thủy tinh Borosilicate cao cấp, an toàn, không chứa PBA, an toàn cho trẻ
  • Sử dụng công nghệ cảm ứng nhiệt T-sensor 3.0, máy cho phép cảm biến nhiệt độ chính xác. Tuy nhiên cần lưu ý phải sử dụng nước đã qua máy lọc, không sử dụng nước khoáng để đun.

Bình đun nước khử Clo thông minh giúp bạn có nguồn nước an toàn trước khi pha sữa cho trẻ
Bình đun nước khử Clo thông minh giúp bạn có nguồn nước an toàn trước khi pha sữa cho trẻ

Bạn cần đặc biệt lưu ý: Nên pha sữa bằng nước sạch hoặc nước uống tinh khiết đóng chai ở nhiệt độ thích hợp. Tuyệt đối không dùng nước cháo, nước trái cây để pha sữa. Bởi trong nước cháo sẽ có nhiều tinh bột, sẽ phá hủy vitamin A trong sữa làm giảm tác dụng của sữa, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, đặc biệt là sự phát triển trí não. Ngoài ra, trẻ khó hấp thụ canxi nếu tiêu thụ tinh bột quá nhiều, gây ra chứng còi xương, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa,... Còn đối với nước trái cây, nó có chứa nhiều vitamin C và một số axit hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein- đây là một loại protein chính trong sữa, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu cho bé. Cũng vì lí do này, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn không nên cho trẻ uống sữa ngay sau hoặc trước khi ăn hoa quả.

Rửa tay sạch, lau tay khô

Trước khi mở nắp hộp lấy sữa bột, bạn cần rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó lau tay thật khô. Muỗng múc sữa cũng bị ướt theo nếu tay còn ướt và khi cho muỗng vào hộp trở lại, sữa bột sẽ bị vón cục hoặc ẩm mốc, làm mất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe bé yêu.


Trước khi mở nắp hộp lấy sữa bột, bạn cần rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó lau tay thật khô
Trước khi mở nắp hộp lấy sữa bột, bạn cần rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó lau tay thật khô

Pha sữa đúng liều lượng

Khi pha sữa, bạn cần đọc kĩ phần hướng dẫn in bên ngoài hộp sữa, nhà sản xuất ghi rõ lượng nước, lượng sữa bột tương ứng với từng độ tuổi của trẻ. Pha quá loãng hoặc quá đặc đều ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy no nhưng không đủ nếu sữa quá loãng, lượng nước nhiều hơn lượng sữa. Nhiều người lại nghĩ rằng, pha sữa đặc sẽ tốt cho trẻ, trẻ càng no lâu mà không biết rằng : bé sẽ dễ bị mất nước, bé có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón nếu sữa quá đặc, nhiều bé còn chán ăn vì sữa quá béo.

Tuy nhà sản xuất đưa ra hướng dẫn về số muỗng sữa, lượng nước cần cho từng độ tuổi, nhưng mỗi đứa trẻ có nhu cầu khác nhau, bạn cũng nên để ý đến lượng sữa bé nhà bạn cần mỗi lần bú để có thể điều chỉnh thêm hoặc bớt. Tùy thuộc vào nhu cầu của bé, bạn có thể tăng hay giảm lượng sữa cho bé bú, nhưng nhớ rằng tỉ lệ sữa bột và nước phải đúng như hướng dẫn sử dụng.

Để tìm hiểu thêm về cách pha sữa đúng cách cho trẻ, bạn có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn pha sữa đúng cách cho trẻ

Kiểm tra nhiệt độ của sữa

Nhằm đảm bảo sữa không quá nóng khiến bé bị bỏng, cần kiểm tra nhiệt độ sữa trước lúc cho bé bú, bạn hãy nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay mình. Bé có thể bú được ngay nếu bạn cảm thấy bình thường. Nếu thấy nóng, bạn cần đợi thêm một lúc để sữa nguội bớt rồi mới cho bé bú. Một số người thử độ nóng bằng cách ngậm đầu ti giả và mút thử. Tuy nhiên, tuyệt đối bạn không nên thử nhiệt độ sữa bằng cách này bởi trẻ có thể bị lây nhiều vi khuẩn nguy hại từ khoang miệng người thử.


Cần thử nhiệt độ sữa nhằm đảm bảo không quá nóng, có thể khiến bé bị bỏng
Cần thử nhiệt độ sữa nhằm đảm bảo không quá nóng, có thể khiến bé bị bỏng

Vệ sinh dụng cụ sau khi cho bé uống

Bạn phải vệ sinh bình sữa thật cẩn thận và sạch sẽ, không để lại mảng bám của sữa khi bé uống sữa xong. Để đảm bảo vệ sinh, bạn có thể dùng nước muối hoặc tốt là dùng nước rửa bình sữa chuyên dụng.

Việc pha sữa cho trẻ sơ sinh không hề đơn giản như bạn nghĩ. Lúc này, cơ thể trẻ sơ sinh còn rất non nớt, sức đề kháng yếu. Bình sữa mà bạn mang cho cho bé bú sẽ không còn chứa đựng tình yêu thương nếu cách pha sữa không đúng, vì không những không được thơm ngon, bổ dưỡng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn mang tới nhiều nguy cơ, là nguồn bệnh đáng lo ngại.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe