Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Nhất Nguyên - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Vòng tránh thai là một loại dụng cụ nhỏ được đặt vào bên trong tử cung để tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Ngoài tác còn có tác dụng trong việc bảo vệ nội mạc tử cung.
1. Nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai
Dụng cụ này có thể chứa đồng hoặc chứa nội tiết. Việc thực hiện vòng tránh thai rất nhanh gọn và ít gây đau đớn cũng như không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai là ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Để ngăn việc trứng không làm tổ ở tử cung, môi trường của nội mạc tử cung thay đổi do tác động của vòng tránh thai.
Hiện nay, có khá nhiều loại vòng tránh thai, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 2 loại:
- Vòng tránh thai có chất đồng ( vòng tránh thai chữ T)
- Vòng tránh thai chứa hormone ( vòng tránh thai nội tiết).
2. Nên đặt vòng tránh thai vào ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt?
- Vòng tránh thai có chất đồng ( vòng tránh thai chữ T): hiện tại loại này được dùng khá phổ biến. Để ngăn cản quá trình thụ thai, chất đồng có trên vòng tránh thai sẽ tác động lên các enzim tham gia vào quá trình xâm nhập của tinh trùng. Đồng thời giải phóng các ion khiến quá trình di chuyển của tinh trùng bị ảnh hưởng, môi trường tử cung thay đổi, khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau.
Đuôi vòng tránh thai chữ T có dây nhỏ thò ra âm đạo để giúp phụ nữ có thể kiểm tra được vị trí của vòng có được đặt đúng hay không.
Vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 của chu kỳ kinh ( ngày gần sạch kinh ), nữ giới nên đi thăm khám để được tư vấn và đặt vòng tránh thai.
Tùy thuộc vào từng loại vòng sẽ có những khoảng thời gian tác dụng khác nhau.Vòng tránh thai sẽ thường có tác dụng trong khoảng từ 5-10 năm.
Phương pháp này còn có tác dụng tránh thai khẩn cấp. Trong 5 ngày sau quan hệ, nếu bạn thực hiện đặt vòng tránh thai vẫn có thể ngăn ngừa quá trình thụ thai.
- Vòng tránh thai chứa hormone ( vòng tránh thai nội tiết ): đây là vòng tránh thai thế hệ mới. Vòng tránh thai nội tiết có chứa Sulfate Barium được cấu tạo bởi nhựa dẻo. Khi siêu âm các bác sĩ dễ dàng nhận biết được vị trí của vòng vì chúng có thể phản quang trong bóng tối.
Hormone Levonorgestrel có trong vòng sẽ làm đặc chất nhầy có trong tử cung, ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau.
Vòng tránh thai nội tiết có thể được đặt bất cứ lúc nào trong vòng kinh trừ trường hợp đang có kinh hoặc đang trong thời gian chờ kiểm tra xem có thai hay không.
Trắc nghiệm: Bạn đã biết cách tránh thai an toàn chưa?
Có rất nhiều biện pháp tránh thai an toàn nhưng không phải ai cũng biết được điều đó. Trả lời đúng những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây chứng tỏ bạn có kiến thức tốt về các biện pháp ngừa thai an toàn.Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên nên đặt vòng tránh thai nội tiết vào ngày thứ 4-5 của chu kỳ kinh nguyệt vì lúc này cổ tử cung còn mở, sẽ dễ đặt vòng hơn và cũng gây ít đau đớn hơn.
Vòng tránh thai sẽ có tác dụng ngay khi được đưa vào tử cung.
Tùy từng loại thì hiệu quả tránh thai sẽ kéo dài từ 5-10 năm.
Lưu ý: đối với phụ nữ sau sinh 3 tháng, những đối tượng sinh mổ thì cần chờ 6 tháng hoặc nhiều hơn có thể đặt vòng tránh thai. Phụ nữ sau sinh chưa có kinh trở lại sau 6 tuần, cần phải xác nhận chắc chắn không có thai mới được đặt vòng.
Phương pháp đặt vòng tránh thai có thể được sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Đối với những phụ nữ thực hiện nạo hút thai, cần phải đợi tử cung lành ( ít nhất 3 tháng ) và kinh nguyệt trở lại mới thực hiện đặt vòng.
3. Một số nguy cơ có thể gặp khi đặt vòng tránh thai
- Đau bụng nhẹ, thỉnh thoảng cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt, khí hư ra nhiều hơn, kinh nguyệt có thể ra nhiều hơn hoặc kéo dài hơn trong 3 -6 tháng đầu.
- Đối với những người có cơ địa dị ứng với đồng không nên lựa chọn đặt vòng tránh thai chữ T.
- Sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai nội tiết, có thể sẽ thấy mình nổi mụn nhiều hơn, da dẻ cũng có sự thay đổi...bởi sự tác động của hormone có trong vòng tránh thai khiến nội tiết tố thay đổi.
- Khi mới thực hiện đặt vòng, đa số sẽ cảm thấy khó chịu.
- Có thể xảy ra nguy cơ nhiễm trùng sau khi thực hiện đặt thủ thuật.
- Vòng tránh thai có thể di duyển đến vị trí khác, dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu hoặc có thể bị đẩy ra ngoài.
Phương pháp đặt vòng tránh thai không có tác dụng chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai. Từng đối tượng sẽ phù hợp với các loại vòng tránh thai khác nhau. Để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng không đáng có, cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, đồng thời cần xác định được thời gian phù hợp để đặt vòng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.