Nên cho trẻ ăn đủ cá

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có 09 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa.

Thêm cá vào chế độ ăn uống của con bạn là một cách tuyệt vời để hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Hầu hết các loại hải sản (cá và động vật có vỏ như cua, sò điệp, hàu và trai) được tiêu thụ trong các gia đình, và đã cung cấp một lựa chọn bữa ăn ngon, an toàn và lành mạnh cho mọi thành viên. Nhưng có một số loại cá tốt và không tốt cho trẻ em, cha mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc ăn với số lượng hạn chế để tránh tiếp xúc với hàm lượng thủy ngân cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ có thể cung cấp đầy đủ lượng cá cần thiết trong các bữa ăn của trẻ.

1. Lý do nên cho trẻ ăn đủ cá

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, hầu hết trẻ em không ăn đủ và các loại động vật có vỏ, có nghĩa là chúng đang bỏ lỡ các chất dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe độc ​​đáo mà hải sản có thể cung cấp.

Cá và các loại động vật có vỏ là nguồn cung cấp protein nạc tuyệt vời không chỉ cho trẻ em mà còn cho tất cả mọi người ở tất cả mọi lứa tuổi và thường chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ, bao gồm canxi, vitamin D và axit béo omega-3 DHAEPA, vượt trội so với omega-3 ALA, loại axit béo omega-3 được tìm thấy hầu hết trong những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Omega-3 đặc biệt có lợi cho não bộ của trẻ và rất khó tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, hầu hết trẻ em Mỹ ngày nay không ăn cá, một báo cáo mới nhất của AAP cho thấy. Việc tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là ở trẻ em đã giảm hàng năm kể từ năm 2007 và ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm. Đó là điều khá tệ với sức khỏe của trẻ, vì các nghiên cứu cho thấy những trẻ sớm được cho ăn cá hoặc các loại thực phẩm nguồn gốc hải sản khác có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm và sốt cỏ khô. Một số nghiên cứu còn cho thấy những đứa trẻ ăn nhiều cá và những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ ăn nhiều hải sản trong thời kỳ mang thai có thể đạt kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra về kiến thức trong học tập và có ít vấn đề về hành vi hơn những đứa trẻ không thường xuyên ăn cá hay được tập cho ăn cá quá muộn.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều lý do khiến cha mẹ cảm lo lắng về việc cho con ăn hải sản. Chắc hẳn các bậc cha mẹ đều đã từng nghe về thông tin một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao và điều đó có thể gây nguy hiểm cho những đứa trẻ. Ngoài ra, một số hải sản được nuôi trồng và thu hoạch theo những cách không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc lạm dụng sức lao động của trẻ em và việc mua chúng cũng góp phần cổ súy cho những hành vi này tiếp tục diễn ra.


Hầu hết các loại hải sản (cá và động vật có vỏ như cua, sò điệp, hàu và trai) được tiêu thụ trong các gia đình, và đã cung cấp một lựa chọn bữa ăn ngon, an toàn và lành mạnh cho mọi thành viên
Hầu hết các loại hải sản (cá và động vật có vỏ như cua, sò điệp, hàu và trai) được tiêu thụ trong các gia đình, và đã cung cấp một lựa chọn bữa ăn ngon, an toàn và lành mạnh cho mọi thành viên

2. Mẹo giúp cha mẹ cung cấp đủ cá cho trẻ

Một số trẻ thực sự không thích ăn cá. Vậy cha mẹ của trẻ nên làm gì? Dưới đây là một số mẹo cha mẹ trẻ có thể áp dụng để đảm bảo trẻ có thể nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ cá:

  • Cho trẻ ăn các khẩu phần nhỏ các loại cá hoặc động vật có vỏ khác nhau một đến hai lần mỗi tuần. (Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị khẩu phần 30 gam cho trẻ em từ 2 đến 3 tuổi, 60 gam cho lứa tuổi 4 đến 7, 90-100 gam cho độ tuổi 8 đến 10 và khẩu phần 120 gam cho trẻ từ 11 tuổi trở lên.)
  • Chọn cá từ danh sách "lựa chọn tốt nhất" và "lựa chọn tốt" của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Chúng bao gồm cá da trơn, cá tuyết, cá hồi, cá mòi và cá ngừ đóng hộp.
  • Tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá nóc, cá mập, cá kiếm, cá thu, cá nhám da cam, cá marlin và cá ngừ mắt to.
  • Chọn cá nuôi hoặc cá được đánh bắt đảm bảo vệ sinh và tuân theo quy trình đánh bắt cụ thể. Một số loại cá nước ngọt có thể chứa các chất độc như PCB. Cơ quan Quản lý Dược phẩm Liên bang cũng khuyến cáo nên loại bỏ da, mỡ và các cơ quan nội tạng trước khi chế biến vì đó là nơi chất độc có xu hướng tập trung.

3. Tại sao một số loại cá là lựa chọn tốt hơn những loại khác

Có một số lý do khiến nhiều loại cá không nên trở thành lựa chọn để đưa vào khẩu phần ăn cho trẻ:

  • Thủy ngân. Một số hồ, sông, đại dương và các vùng nước khác có thể bị nhiễm thủy ngân. Thủy ngân là một kim loại có nguồn gốc tự nhiên được thải vào không khí thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu và khí tự nhiên), chất thải rắn và bởi một số nhà máy sản xuất thủy ngân. Khi nó lắng xuống nước, vi khuẩn sẽ biến đổi thủy ngân thành một dạng nguy hiểm hơn, đó là methylmercury. Methylmercury có thể tích tụ trong cá - đặc biệt là những loài cá ăn các loài cá khác và những loại cá của tuổi thọ lớn, chẳng hạn như cá mập và cá kiếm. Ăn quá nhiều cá bị ô nhiễm này có thể có ảnh hưởng xấu đối với hệ thần kinh đang phát triển của trẻ.
  • Mối quan tâm của địa phương. Tin tốt là các chất gây ô nhiễm nguồn nước khác như polychlorinated biphenyls (PCB) và dioxin đã giảm trong những năm gần đây, khiến chúng ít đe dọa đến sức khỏe người dân hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể được tìm thấy trong nước và đất ở một số khu vực và mức độ có thể khác nhau tùy theo vị trí và loại cá. Để biết thông tin về sự an toàn của cá và động vật có vỏ được đánh bắt trong khu vực của đó, hãy liên hệ với các cơ sở y tế địa phương và chính quyền để tìm hiểu về điều này.
  • Nếu gia đình trẻ thích đi câu cá và nấu những gì họ đánh bắt được, trước tiên hãy hỏi ý kiến của người dân và chính quyền địa phương. Nếu nguồn nước trong khu vực gia đình muốn câu hoặc đánh bắt không được giám sát, hãy hạn chế khẩu phần cá hàng tuần cho gia đình và đặc biệt là cho trẻ. Cơ quan Quản lý Dược phẩm Liên bang (FDA) cũng khuyến cáo nên loại bỏ da, mỡ và các cơ quan nội tạng trước khi chế biến và ăn cá bởi đó là những bộ phận có khả năng dự trữ các chất độc hại nhất của cá.

Ăn quá nhiều cá bị ô nhiễm này có thể có ảnh hưởng xấu đối với hệ thần kinh đang phát triển của trẻ
Ăn quá nhiều cá bị ô nhiễm này có thể có ảnh hưởng xấu đối với hệ thần kinh đang phát triển của trẻ

4. Những lựa chọn hải sản tốt nhất cho trẻ em

Cùng với Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), Cơ quan quản lý Dược phẩm Liên bang (FDA) gần đây đã đưa ra lời khuyên về việc chọn những loại cá lành mạnh cho sức khỏe nhất để ăn. Nhiều lựa chọn cá bổ dưỡng và an toàn, đặc biệt là đối với trẻ em, bao gồm:

  • Cá ngừ. EPA và FDA xếp hạng cá ngừ đóng hộp (dạng rắn hoặc lỏng) là một trong những "lựa chọn tốt nhất" cho trẻ em ăn, EPA và FDA cũng khuyến nghị cho trẻ ăn từ 2-3 bữa cá ngừ một tuần. Cá ngừ "nhạt", có nghĩa là nó có màu hơi hồng, chẳng hạn như cá ngừ vằn. Đây được coi là sự lựa chọn tốt hơn so với cá ngừ trắng (cá ngừ albacore) và cá ngừ vàng, mặc dù hai loại cá này vẫn được coi là "lựa chọn tốt", với khuyến nghị 1 bữa ăn mỗi tuần.
  • Nhiều lựa chọn tốt hơn. Cá hồi và cá trích được xem là những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp nhất và chứa nhiều DHA giúp tăng cường trí não, đặc biệt là đối với những trẻ đang trong quá trình phát triển. Các loại hải sản khác cũng được coi là "lựa chọn tốt nhất" cho trẻ bao gồm tôm, cá tuyết, cá da trơn, cua, sò điệp, cá minh thái, cá rô phi, cá trắng, cá hồi, cá rô, cá bơn, cá bơn, cá mòi, cá cơm, cá thu, trai, hàu và tôm hùm.

Bên cạnh các loại cá bổ dưỡng và an toàn, cũng có một số loại cá cha mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc ít nhất là không cho trẻ ăn nhiều. Tốt nhất là tránh các loại cá có nhiều thủy ngân, bao gồm:

  • Cá mập
  • Cá kiếm
  • Cá thu vua
  • Cá Cam nhám
  • Cá Marlin
  • Cá ngừ mắt to & cá ngừ vây xanh

Hiện nay trên thế giới, một số ngư trường đang bị khai thác quá mức. Các lựa chọn tốt nhất cho cá và động vật có vỏ được đánh bắt hoặc nuôi theo một quy trình đảm bảo vệ sinh cũng như phát triển bền vững thường đến từ ngành thủy sản Hoa Kỳ.


Thêm cá vào chế độ ăn của trẻ là một trong những cách tuyệt vời để giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng
Thêm cá vào chế độ ăn của trẻ là một trong những cách tuyệt vời để giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng

Thêm cá vào chế độ ăn của trẻ là một trong những cách tuyệt vời để giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Hầu hết các loại hải sản như cá và các loại động vật có vỏ như cua, sò điệp, hàu và trai được sử dụng trong những bữa ăn của trẻ em Hoa Kỳ cung cấp những sự lựa chọn cho một bữa ăn ngon, an toàn và lành mạnh. Tuy nhiên cũng có một số loại cá mà cha mẹ không nên hoặc hạn chế cho trẻ ăn để tránh tiếp xúc với hàm lượng thủy ngân cao trong cá.

Để biết chế độ dinh dưỡng cho trẻ hiện tại đã phù hợp hay chưa, bé thiếu những chất gì, cơ thể có cân bằng dinh dưỡng hay không, bạn nên cho bé khám sức khỏe tổng quát thường xuyên.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin B1 và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, healthychildren.org, fatherly.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe