Não phản ứng như thế nào khi bạn bị đau?

Bạn đang vừa đi vừa nghe bản nhạc rất phiêu và rồi “Cộp”. Hình như đầu bạn vừa chạm vào cái gì đó rất cứng, và cảm giác đau điếng người xuất hiện, hình như có vài ngôi sao đang bay lơ lửng trước mắt bạn nữa. Tại sao bạn cảm nhận được những cơn đau và não bộ phản ứng với cơ thể như thế nào? Cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đào Duy Khoa, Trưởng đơn vị Bệnh mạch máu não, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park tìm hiểu não và cơ thể phản ứng như thế nào khi xuất hiện cơn đau nhé.

Video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đào Duy Khoa, Trưởng đơn vị Bệnh mạch máu não, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park

Bạn đang vừa đi vừa nghe bản nhạc rất phiêu và rồi “Cộp”. Hình như đầu bạn vừa chạm vào cái gì đó rất cứng, và cảm giác đau điếng người xuất hiện, hình như có vài ngôi sao đang bay lơ lửng trước mắt bạn nữa. Tại sao bạn cảm nhận được những cơn đau và não bộ phản ứng với cơ thể như thế nào? Cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đào Duy Khoa, Trưởng đơn vị Bệnh mạch máu não, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park tìm hiểu não và cơ thể phản ứng như thế nào khi xuất hiện cơn đau nhé.

1. Đau là gì và cơ thể phản ứng thế nào với cơn đau?

Giả sử bạn mất mười phút để giải một bài toán lớp 3. Vậy sẽ mất bao lâu để giải bài toán này nếu bạn bị điện giật liên tục vào tay? Có lẽ còn lâu hơn, phải không? Bởi vì cơn đau sẽ khiến bạn mất tập trung vào nhiệm vụ. Chà, có lẽ không đâu, nó phụ thuộc vào cách bạn xử lý cơn đau nữa.

Có một số người bị phân tâm bởi cơn đau. Họ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một nhiệm vụ và hoàn thành việc đó kém hơn khi bị đau. Tuy nhiên, một số người lại sử dụng cách khác để giúp bản thân thoát khỏi cơn đau, và họ là những người có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn khi họ bị đau. Ồ thật khó tin phải không?

Một số người có thể phân tán suy nghĩ của họ để giúp giảm đau. Vậy làm thế nào những người khác nhau cùng chịu một cú đánh giống hệt nhau nhưng lại trải qua cơn đau khác nhau như vậy? Và tại sao điều này lại quan trọng?

Trước hết, đau là gì? Đau là một trải nghiệm về cảm giác, đó là cảm giác khó chịu, liên quan đến tổn thương mô thực sự hoặc tiềm ẩn. Mỗi chúng ta đều từng trải qua cơn đau, vì vậy tốt nhất cảm giác đau nên được đo lường bằng những gì bạn cảm thấy. Để đo cường độ đau, bạn có thể mô tả nó bằng thang điểm từ 0 đến 10, tức là từ không cảm thấy đau đến mức độ đau nhất có thể tưởng tượng được (của chính bạn). Tuy nhiên, cơn đau có nhiều đặc điểm như buốt, âm ỉ, bỏng rát hay nhức. Chính xác thì điều gì tạo ra những cảm giác đau này? Khi bạn bị thương, các tế bào thần kinh chuyên biệt sẽ nhận biết được mô bị tổn thương, thông qua cơ quan thụ cảm, từ đó sinh ra tín hiệu thần kinh và gửi tín hiệu này đến tủy sống, sau đó tín hiệu được truyền lên não. Công việc xử lý để nhận biết cảm giác đau được thực hiện bởi các tế bào thần kinh nằm trong khu vực chất xám của não. Còn các đường dẫn truyền của não mang thông tin dưới dạng các xung điện từ vùng này sang vùng khác, được gọi là chất trắng. Các đường dẫn truyền của chất trắng mang thông tin về cơn đau từ tủy sống đến não. Vùng não cảm giác giúp bạn nhận biết cơn đau và những hệ thống liên kết khác trong não giúp bạn quyết định phải làm gì với cơn đau.


Cơ thể đối diện với những cơn đau
Cơ thể đối diện với những cơn đau

2. Não phản ứng như thế nào khi bạn bị đau?

Cơn đau có thể là hậu quả của một tổn thương mô nghiêm trọng, tín hiệu đau sẽ kích hoạt nhiều tiến trình xử lý trong não. Bộ não phản ứng với cơn đau và tạo ra các phản xạ phù hợp với những tín hiệu đau này. Vì vậy, các đường dẫn truyền từ não đến cơ bắp được kích hoạt để lấy tay bạn ra khỏi cốc nước nóng chẳng hạn. Nhưng mạng lưới tiết endorphin và enkephalins cũng được kích hoạt, những chất hóa học này cũng được tiết ra khi bạn bị đau hoặc khi tập thể dục.

Các chất hóa học này giúp điều chỉnh và giảm đau. Tất cả các mạng lưới này làm việc cùng nhau để tạo ra cảm đau đớn, giúp bạn đối phó với cơn đau và ngăn ngừa tổn thương mô. Hệ thống này giống nhau đối với tất cả mọi người, nhưng độ nhạy và hiệu quả của các tín hiệu này quyết định mức độ bạn cảm thấy và đối phó với cơn đau như thế nào. Đây chính là lý do tại sao một số người bị đau nhiều hơn những người khác và tại sao một số người khác lại bị đau mãn tính không đáp ứng với điều trị, trong khi những người khác lại có đáp ứng tốt.

Sự khác biệt về độ nhạy cảm đau cũng tương tự như sự khác biệt về độ phản ứng đối với tất cả các loại kích thích khác. Giống như một số người đi tàu lượn siêu tốc mà chẳng khó chịu gì, nhưng những người khác lại bị say tàu xe khủng khiếp. Tại sao có sự khác biệt trong cảm nhận đau của chúng ta? Chà, có nhiều phương pháp điều trị cơn đau, nhắm vào các hệ thống khác nhau.

Đối với những cơn đau thông thường, thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm tại vùng bị tổn thương, là nơi kích hoạt các thụ thể đau để sinh ra các tín hiệu đau

Một số người có thể kiểm soát cơn đau bằng cách sử dụng các phương pháp liên quan đến phân tán suy nghĩ, thư giãn, thiền, yoga hoặc liệu pháp hành vi nhận thức. Tuy nhiên, đối với một số người bị đau mạn tính, có thể cơn đau sẽ không biến mất sau khi vết thương của họ đã lành hẳn và các phương pháp điều trị thông thường sẽ không hiệu quả. Trong trường hợp đó, các phương pháp điều trị đau chuyên sâu khác sẽ được bác sĩ sử dụng cho bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe