Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

"Chu kỳ kinh nguyệt bình thường" là một cụm từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại bao hàm nhiều khía cạnh. Chu kỳ kinh nguyệt được cho là bình thường đối với người này, có thể khác với người khác. Do đó, thay vì so sánh bản thân với người khác, hãy tập trung vào việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của riêng mình để nhận biết những thay đổi bất thường và kịp thời thăm khám nếu cần thiết.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là gì?

Khái niệm "chu kỳ kinh nguyệt bình thường” không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Mỗi tháng, một quả trứng sẽ được giải phóng từ buồng trứng. Đồng thời, tử cung sẽ chuẩn bị sẵn sàng để nuôi dưỡng thai nhi nếu trứng được thụ tinh.

Nếu thụ tinh thành công và phôi bám vào thành tử cung, người phụ nữ sẽ mang thai. Ngược lại, nếu không có thai, lớp nội mạc tử cung sẽ bong tróc và được đưa ra ngoài qua âm đạo và hiện tượng hành kinh sẽ diễn ra. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày.  

2. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình cơ thể phụ nữ thay đổi mỗi tháng để sẵn sàng cho việc mang thai. Trong giai đoạn này, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng và nồng độ nội tiết tố trong cơ thể sẽ tăng và giảm.

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Nhiều chị em thường thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt bình thường là bao nhiêu ngày thì câu trả lời là 28 ngày, nhưng cũng có thể dao động từ 21 đến 45 ngày, tùy thuộc vào mỗi người.

Trong một hoặc hai năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường dài hơn và có thể không đều đặn. Khi người phụ nữ trưởng thành, chu kỳ kinh nguyệt thường ngắn hơn và đều đặn hơn.

Khi sử dụng biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể thay đổi so với bình thường. Do đó, các chị em cần trao đổi với bác sĩ để xác định xem những thay đổi này có bình thường hay không.

Thời gian hành kinh của mỗi người phụ nữ là khác nhau, dao động từ 3 đến 5 ngày tính từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày kết thúc chu kỳ. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ 2 ngày đến 1 tuần cũng được coi là bình thường. Thậm chí, chu kỳ kéo dài 7-10 ngày cũng không đáng lo ngại nếu lượng máu kinh ít.

3. Lượng máu trong một kỳ kinh nguyệt bình thường

Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc và đào thải niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể qua âm đạo khi trứng không được thụ tinh. Lượng máu thải ra khỏi cơ thể gọi là máu kinh. Lượng máu này có thể ít, vừa phải hoặc nhiều, nhưng đều bình thường nếu không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ. 

Lượng máu kinh có thể ít, vừa phải hoặc nhiều, nhưng đều bình thường nếu không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ.
Lượng máu kinh có thể ít, vừa phải hoặc nhiều, nhưng đều bình thường nếu không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ.

4. Các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt bình thường

Một số chu kỳ, phụ nữ có thể thấy ngực mềm đi, trong khi những chu kỳ khác lại thấy chướng bụng hoặc thay đổi tâm trạng.

Chị em còn có thể trải qua những triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường khác như:

  • Nổi mụn.
  • Co thắt bụng dưới và đau lưng.
  • Cảm giác đói nhiều hơn.
  • Gặp vấn đề khi ngủ.
  • Tâm trạng lâng lâng, thay đổi thất thường.
  • Ngực căng tức. 
Nổi mụn là dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Nổi mụn là dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người khác nhau nhưng kinh nguyệt không đều hoặc có bất thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp các trường hợp sau:

  • Lượng máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
  • Phải thay băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Thời gian ra kinh nguyệt dài hơn 7 ngày.
  • Không có kinh nguyệt trong hơn 90 ngày.
  • Bị đau dữ dội.
  • Nghi ngờ bản thân có thể mang thai.

5. Những phương pháp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Chỉ sau 3 tháng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, các chị em có thể tự mình nắmđược những điều gì là bình thường đối với cơ thể. Những thông tin cần lưu ý như:

  • Thời điểm bắt đầu và kết thúc kỳ kinh.
  • Lượng máu kinh nhiều hay ít.
  • Có xuất hiện máu cục trong băng vệ sinh hay không.
  • Tần suất thay băng vệ sinh.
  • Mức độ đau bụng.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Xuất huyết dạng đốm giữa các kỳ kinh. 

5. Những phương pháp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn

Chỉ sau 3 tháng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, các chị em có thể tự mình nắm bắt được những điều bình thường diễn ra trong cơ thể mình.
Chỉ sau 3 tháng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, các chị em có thể tự mình nắm bắt được những điều bình thường diễn ra trong cơ thể mình.

6. Những bất thường hay gặp trong chu kỳ kinh nguyệt

6.1 Mất máu và đông máu

Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt thường thay đổi theo tháng, nhưng thường bắt đầu với lượng chảy máu nhẹ, sau đó tăng dần và giảm dần theo thời gian.  

Trung bình, phụ nữ mất khoảng 2 đến 4 thìa máu trong kỳ kinh. Lượng máu này khiến nhiều người phải thay băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 2 tiếng hoặc hơn. Tuy nhiên, nếu các chị em cảm thấy cần thay băng vệ sinh ít hơn 2 tiếng mỗi lần, hoặc có cục máu đông kích thước quá lớn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Việc xuất hiện cục máu đông nhỏ trong kỳ kinh nguyệt là điều hoàn toàn bình thường. Khi hành kinh, cơ thể sẽ tiết ra chất chống đông máu để máu dễ dàng di chuyển qua âm đạo. Tuy nhiên, vào những ngày ra nhiều máu hoặc co thắt mạnh, lượng chất chống đông này có thể không tiết ra đủ.

6.2 Co thắt

Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, các cơ thắt lại và giãn ra để đẩy máu kinh ra khỏi tử cung. Những cơn co thắt này có thể gây ra cảm giác đau dữ dội ở giữa bụng và lưng dưới.

Cơn đau do co thắt tử cung có thể xuất hiện trước kỳ kinh và kéo dài trong suốt quá trình chảy máu. Nếu cơn đau nhẹ nhàng, cảm giác như bị ai đó bóp chặt buồng trứng thì đây là điều bình thường. Các chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên, nếu cơn đau khiến các chị em thấy khó thở hoặc đau gấp đôi, hãy đến gặp bác sĩ.

6.3 Tâm trạng

Trước và trong kỳ kinh nguyệt, các hormone hoạt động tích cực để di chuyển cơ thể qua từng giai đoạn. Hormone tăng hay giảm đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của phụ nữ. Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt và hành kinh, phụ nữ có thể trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ nóng nảy, tức giận đến lo lắng, buồn bã hơn bình thường.

Chị em không thể tránh khỏi những thay đổi tâm trạng khi đến kỳ kinh nguyệt, nhưng có thể cải thiện tình hình bằng cách đảm bảo giấc ngủ, duy trì hoạt động thể chất, tránh xa caffeine cùng các thực phẩm không lành mạnh. Những biện pháp này không chỉ giúp ổn định tâm trạng mà còn giảm căng tức ngực, mụn trứng cá, đầy hơi, và cảm giác thèm ăn trong chu kỳ kinh nguyệt.

6.4 Các vấn đề về chu kỳ

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Mức trung bình là 28 ngày, nhưng độ dài chu kỳ có thể dao động từ 21 đến 35 ngày và vẫn được xem là bình thường.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, bao gồm căng thẳng, bệnh tật, thay đổi cân nặng, chế độ ăn uống, thậm chí cả rối loạn ăn uống.

Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt bình thường còn phụ thuộc vào quá trình rụng trứng, tức là thời điểm buồng trứng phóng thích trứng, thường diễn ra vào khoảng giữa chu kỳ. Quá trình rụng trứng có thể không xảy ra hàng tháng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bình thường giúp các chị em hiểu rõ cơ thể bản thân. Bằng cách lập biểu đồ hàng ngày, phụ nữ có thể nắm được mô hình chu kỳ cá nhân, bao gồm các triệu chứng đi kèm như thay đổi tâm trạng, đầy hơi, thời điểm bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt. Ghi chú chi tiết về lượng máu kinh nguyệt (nhẹ, bình thường, hay nặng) cũng là một thông tin quan trọng.

6.5 Chậm kinh

Chậm kinh không phải lúc nào cũng báo hiệu mang thai. Nhiều yếu tố khác nhau như căng thẳng, ốm đau, tập luyện thể thao quá sức,... cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu một người bị trễ kinh nhiều lần và đã loại trừ khả năng mang thai, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe.

6.6 Rong kinh - Rong huyết

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày, được coi như chu kỳ bất thường. Rong huyết là tình trạng ra máu âm đạo bất thường, kéo dài trên 7 ngày và không theo chu kỳ.  

Tình trạng rong kinh nếu kéo dài hơn 15 ngày sẽ thành rong huyết và gọi là rong kinh - rong huyết. Hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ. Do vậy, khi gặp các triệu chứng rong kinh, rong huyết, phụ nữ cần đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

6.7 Buồn nôn

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể khiến phụ nữ cảm thấy thèm ăn bất thường và có cảm giác buồn nôn - một phần của chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân là do hormone prostaglandin - một trong các hormone được giải phóng trong chu kỳ kinh nguyệt.  

Phần lớn prostaglandin sẽ bong ra cùng với niêm mạc tử cung, nhưng một số sẽ đi vào máu, gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau đầu. Thế nhưng, nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này bằng cách giảm sản xuất prostaglandin.

Vinmec hiện đang cung cấp Gói Khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, hỗ trợ điều trị hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Gói khám bao gồm:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa.
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo.
  • Siêu âm tuyến vú hai bên.
  • Các xét nghiệm:  
    • Xét nghiệm nhanh Treponema pallidum.
    • Xét nghiệm nhanh Chlamydia.
    • Lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung - âm đạo.
    • Vi khuẩn nhuộm soi (dịch âm đạo nữ).
    • Xét nghiệm HPV genotype PCR hệ thống tự động.
    • Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe