Một số nguyên tắc khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Bài được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trịnh Minh Châu với 21 năm kinh nghiệm về Nhi khoa tại thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các bệnh lý về hô hấp. BS Châu hiện có lịch làm việc tại Phòng khám Trần Cao Vân vào buổi sáng thứ tại 5 và tại Bệnh viện Vinmec Central Park sáng thứ 7 (hàng tuần).

Nhiều phụ huynh thường lạm dụng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Tuy nhiên, các loại thuốc hạ sốt có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ các nguyên tắc khi sử dụng thuốc hạ sốt để giúp trẻ giảm sốt an toàn, hiệu quả.

1. Các nguyên tắc khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

  • Không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng
  • Tính liều thuốc hạ sốt theo cân nặng của trẻ và cho trẻ dùng đúng liều
  • Đọc kỹ chỉ dẫn trước khi sử dụng
  • Dùng thuốc còn trong hạn sử dụng

Hiện nay có một số loại thuốc hạ sốt thường được dùng trên thị trường như paracetamol, ibuprofen.

Paracetamol:

  • Liều thông thường dùng là 10- 15mg/kg mỗi 4 đến 6 giờ. Đối với trẻ bị suy thận, cần kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, tối thiểu là khoảng 8 giờ. Paracetamol khá an toàn cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng paracetamol để phụ huynh lựa chọn như: thuốc đạn, thuốc uống dạng viên nén, viên sủi, dạng siro, dạng bột và có cả dạng tiêm truyền thường được sử dụng ở bệnh viện.
  • Dạng thuốc đạn phù hợp khi trẻ bị nôn ói quá nhiều hay trẻ đang bị sốt cao, lên cơn co giật. Cách dùng thuốc đạn paracetamol như sau: Làm lạnh viên thuốc trước khi đặt, chú ý để thuốc trong ngăn mát không được để trong ngăn đá. Chỉ cần đặt viên thuốc vừa vào hết hậu môn. Không nên đặt thuốc quá sâu vì có thể sẽ làm giảm tác dụng và có thể gây tổn thương hậu môn của trẻ. Nên để trẻ nằm yên vài phút sau khi đặt thuốc.

Ibuprofen:

  • Chỉ dùng ibuprofen cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ở trẻ nhỏ, Ibuprofen thường gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là ở trẻ bị thủy đậu. Liều thường dùng khoảng 10mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống
  • Không được dùng ibuprofen khi trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết. Tốt nhất chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều Paracetamol thường dùng cho trẻ là 10- 15mg/kg mỗi 4 đến 6 giờ
Liều Paracetamol thường dùng cho trẻ là 10- 15mg/kg mỗi 4 đến 6 giờ

2. Nên làm gì khi trẻ bị sốt ?

  • Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng, thoáng và rộng.
  • Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Nên giảm nhiệt trong phòng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38 độ C trở lên. Không nên phối hợp nhiều loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm và nhiệt độ nước cần thấp hơn nhiệt độ trẻ 2 độ. Sử dụng 5 khăn ướt để lau cho trẻ: 2 khăn đặt ở hai bên nách và 2 khăn đặt hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Không được sử dụng nước lạnh hay cồn để lau trẻ. Ngưng lau mát khi nhiệt độ của trẻ xuống dưới 38,5 độ C hoặc sau khi đã lau 30 phút. Lau khô người trẻ và cho trẻ mặc đồ mỏng, thoáng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.

3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?


Nếu trẻ bị sốt kéo dài trên 24 giờ mà không rõ nguyên nhân thì cần được đưa đi khám ngay
Nếu trẻ bị sốt kéo dài trên 24 giờ mà không rõ nguyên nhân thì cần được đưa đi khám ngay
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt
  • Trẻ bị sốt trên 40 độ C
  • Trẻ quấy khóc hoặc bứt rứt nhiều
  • Trẻ li bì, trông rất yếu
  • Cổ cứng
  • Trẻ khó thở
  • Trẻ có các dấu hiệu bất thường trên da như phát ban, nổi mụn nước
  • Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú, nôn ói nhiều
  • Tiêu máu, ói máu
  • Trẻ bị co giật
  • Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không rõ nguyên nhân
  • Hạ sốt hơn 24 giờ rồi nhưng sốt tái phát lại.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc cho bé sử dụng khi bị sốt. Trong trường hợp dùng thuốc không thuyên giảm bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị khoa học.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe