Việc tăng cường tập luyện thể thao luôn là một trong những phương pháp tốt nhất để cải thiện các bệnh suy tim nhẹ đến vừa, đặc biệt ở người cao tuổi. Vậy bài tập nào sẽ phù hợp và an toàn nhất cho bạn?
1. Vì sao luyện tập thể thao sẽ cải thiện bệnh suy tim?
Nhiều người thường đặt câu hỏi rằng bệnh suy tim có chữa được không và nhận được câu trả lời không mấy hài lòng với mong muốn của mình, tuy nhiên bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của mình qua nhiều hình thức khác nhau.
Theo các nghiên cứu y khoa, những người bị suy tim chủ động phục hồi chức năng tim thông qua hình như tập thể thao sẽ có tỉ lệ nhập viện thấp hơn, đồng thời chất lượng cuộc sống cải thiện hơn so với nhóm người chỉ điều trị bệnh suy tim bằng thuốc và không luyện tập.
Theo Ross Brown, Tiến sĩ và bác sĩ tim mạch can thiệp tại Memorial Hermann, Houston cho biết: “Việc tập thể dục đối với hầu hết các bệnh về tim là rất quan trọng. Điều đó giúp tăng cường sức mạnh của tim, giảm huyết áp, giảm độ căng thẳng và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể trên con người”.
Dĩ nhiên, trong một số trường hợp khi người bệnh chọn các bài tập hoặc môn thể thao quá gắng sức sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tín mạng. Tại đây, việc lựa chọn đúng các bài tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh suy tim độ 1 hoặc tăng dần mới là điều quan trọng nhất.
2. Các bài tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh suy tim
Dưới sự giám sát của các chuyên gia, bạn sẽ biết được những bài tập nào an toàn và phù hợp với bệnh suy tim. Tiến sĩ Brown cho biết: “Chúng tôi có thể tạo niềm tin ở các bệnh nhân để giúp họ tự tin để tập luyện thể thao an toàn tại nhà trước, sau đó có thể tăng cường thêm các bài tập ngoài trời khác”.
Một khi bạn được bác sĩ cho phép, hãy bắt đầu chậm trước ở các mức thoải mái nhất và tăng dần theo từng ngày ở cả thời gian và cường độ luyện tập, đặc biệt theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bản thân.
2.1 Đi bộ
Là hình thức cơ bản và dễ luyện tập nhất cho người mắc bệnh suy tim, bạn hãy luyện tập đi hơi nhanh hơn bình thường, rảo bước để nhịp mạch tăng nhanh hơn. Tiếp theo đó có thể đi chậm lại để thử sức, nếu có ra mồ hôi và thở gấp (một chút thôi) là ổn. Bạn có thể luyện tập đi bộ ở quãng đường ngắn trong ngày, tăng dần về thời gian và quãng đường trong phạm vi thoải mái nhất.
2.2 Chạy nhẹ nhàng
Riêng cho các bài tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh suy tim độ 1, người bệnh có thể chạy nhẹ nhàng ở khoảng cách ngắn (vài trăm mét) hoặc ít hơn (vài chục mét) và tăng dần theo thời gian. Dĩ nhiên, lý tưởng nhất là bạn có thể đến các phòng tập thể thao để chạy trên máy chạy bộ và điều chỉnh được tốc độ như mong muốn, tránh các khu vực không khí ô nhiễm, khói bụi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chung của bạn.
2.3 Bơi lội
Đối với bệnh nhân suy tim nhẹ, bơi lội cũng là hình thức lý tưởng để luyện tập lấy lại sức bền cho cơ thể. Dĩ nhiên, bạn không nên bơi nhanh và lặn nín thở vì rất nguy hiểm cho tim mạch. Chủ yếu hãy tập trung vào luyện tập đều đặn hằng ngày và tăng sức bền của cơ thể.
2.4 Khí công/Yoga
Đặc biệt phù hợp cho các bệnh nhân bị suy tim lớn tuổi, khí công và Yoga có tác dụng khá tích cực cho cả sức khỏe tim mạch lẫn toàn thân mà không quá gắng sức, tác động tốt đến cả cơ thể lẫn tinh thần người luyện tập.
3. Những lưu ý để tập luyện thể thao an toàn nhất cho người mắc bệnh suy tim
● Tuyệt đối tránh các bài tập nín thở (chống đẩy, gập bụng, plank và bơi lặn)
● Đợi ít nhất một giờ sau khi ăn/uống no để tập thể dục
● Tránh những hành động, bài tập cần một lượng năng lượng lớn ở một thời điểm ngắn (chạy nước rút)
● Tập thể dục khi bạn có nhiều năng lượng nhất – với các bệnh nhân bị suy tim nhẹ thì đó là vào buổi sáng
● Nên có bạn hoặc người thân tập chung để tiện theo dõi sức khỏe
● Đừng tập thể dục nếu đang bị ốm hoặc sốt
● Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết xấu (quá nắng, mưa lớn hoặc độ ẩm cao)