Mổ nội soi viêm amidan có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm amidan là căn bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai-mũi-họng ở nhiều đối tượng, từ trẻ em tới người trưởng thành. Bệnh này thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy nhiều người thường chọn cắt khi amidan bị viêm nhiều lần? Với công nghệ hiện đại, ngày nay có nhiều phương pháp để cắt amidan, trong đó có phương pháp mổ nội soi amidan. Vậy mổ nội soi viêm amidan có nguy hiểm không?

1. Viêm amidan là gì?

Amidan là các mô bạch huyết nằm khu vực ngã tư hầu họng, phía sau của cổ họng, vây quanh cửa hầu, tạo thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu. amidan giúp chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi và miệng. Hầu hết các trường hợp bị viêm amidan do nhiễm virus.

2. Dấu hiệu viêm amidan và thời điểm nên cắt amidan?

Nếu bị viêm amidan ở mức độ nhẹ thì có thể chữa trị tại nhà để làm giảm các triệu chứng. Còn nếu tình trạng viêm amidan bị tái phát thường xuyên, đau họng, khó thở dai dẳng, mức độ nặng hơn thì có thể lựa chọn cắt amidan. Các dấu hiệu cho thấy đang bị viêm amidan:

● Khô họng, hơi thở có mùi: Hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật do các vi khuẩn tích tụ trong hố amidan và các dịch mủ bị tồn đọng trong hố của amidan gây ra tắc nghẽn.

Amidan phì đại: Nuốt nước bọt hoặc thức ăn khó, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc bị ngáy khi ngủ.

Amidan và vòm miệng cuống lưỡi bị xuất huyết, trong hốc miệng có thấy chấm mủ trắng, hoặc vàng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và sưng to và đau.


Hình ảnh viêm amidan
Hình ảnh viêm amidan

Phản ứng phụ: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu

Nếu bị viêm amidan ở mức độ nhẹ thì có thể chữa trị tại nhà để làm giảm các triệu chứng. Còn nếu tình trạng viêm amidan bị tái phát thường xuyên, đau họng, khó thở dai dẳng, mức độ nặng hơn thì có thể lựa chọn cắt amidan.

Hiện nay có nhiều phương pháp cắt amidan phổ biến như: Cắt amidan bằng laser, cắt amidan cho trẻ bằng phương pháp Sluder, cắt amidan bằng coblator, bằng plasma và phương pháp bóc tách và thòng lọng. Tuy nhiên mổ nội soi viêm amidan là phương pháp mới nhất y học hiện nay. Phương pháp này có nhiều ưu điểm lớn, an toàn cho bệnh nhân, lành vết thương nhanh, hạn chế gây đau đớn.


Hiện nay có nhiều phương pháp cắt amidan
Hiện nay có nhiều phương pháp cắt amidan

3. Mổ nội soi viêm amidan có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt amidan là phẫu thuật thông thường. Trong những năm gần đây, y học đã có một số dụng cụ cắt amidan mới giúp dễ thao tác, ít đau cho bệnh nhân và ít chảy máu.

Ngoài các phương pháp cắt kinh điển trước đây thường sử dụng như cắt bằng Sluder, Anse, mà còn có nhiều phương pháp khác như cắt bằng dao điện, sóng siêu âm, laser và bằng Coblator. Mục đích nhằm ít gây đau và hạn chế chảy máu, vết mổ liền nhanh và rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm thiểu các biến chứng.

Hiện nay tại Việt Nam phương pháp được sử dụng chủ yếu là cắt bằng Anse và dao điện. Coblation có nghĩa cắt có kiểm soát là quá trình phẫu thuật sử dụng thiết bị tần số radio tạo ra trường plasma để cắt tổ chức. Mổ nội soi viêm amidan là thực chất trong quá trình các thiết bị y tế để thực hiện cắt amidan, trên đầu thiết bị có gắn camera nhỏ để bác sĩ có thể theo dõi trực tiếp quay lại quá trình thực hiện ca phẫu thuật. Đây là phương pháp mới nhất.

4. Cắt amidan kiêng gì?

Để đạt được kết quả điều trị 1 cách tốt nhất, sau khi thực hiện cắt amidan người bệnh cần kiêng cữ cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý:

● Hạn chế tối đa nói chuyện, nói nhỏ

● Kiêng súc họng mạnh và xì mũi sau vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật

● Tránh đi lại bằng máy bay, hoặc di chuyển đường nhiều ổ gà, gồ ghề


Người bệnh nên tránh đi lại bằng máy bay
Người bệnh nên tránh đi lại bằng máy bay

Không khạc cổ họng mạnh khi đánh răng

● Không ở dưới trời nắng

● Uống nước ấm, k ăn uống đồ lạnh

● Tắm rửa bằng nước ấm

● Uống thuốc, thực hiện theo đơn, hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn

● Chế độ ăn uống: Sau khi phẫu thuật trong khoảng từ 1 – 3 giờ, người bệnh nên uống sữa lạnh. Trong một tuần đầu tiên sau khi mổ, người bệnh nên ăn đồ mềm loãng như ăn cháo hoặc thức ăn dạng lỏng. Từ ngày thứ 8 – ngày 12 thì bệnh nhân có thể ăn cơm nhão. Sau 12 ngày có thể ăn uống bình thường.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe