Mổ nội soi điều trị thai ngoài tử cung

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung là một phương pháp điều trị được áp dụng hiệu quả trong các trường hợp chửa ngoài tử cung chưa vỡ hoặc chửa ngoài tử cung vỡ với lượng máu trong ổ bụng ít, chưa ảnh hưởng đến toàn trạng của người bệnh.

Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã được thụ tinh làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Các vị trí đó có thể là vòi tử cung (chiếm 95 – 98%), buồng trứng, ống cổ tử cung và ổ bụng.

1. Đối tượng được chỉ định mổ nội soi thai ngoài tử cung

  • Người bệnh đã được chẩn đoán chửa ngoài tử cung, có dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở) ổn định.
  • Người bệnh nghi ngờ chửa ngoài tử cung, chẩn đoán nguy cơ cao dựa trên thang điểm đánh giá các yếu tố nguy cơ của Bruhat:

Các yếu tố nguy cơ thai ngoài tử cung
Các yếu tố nguy cơ thai ngoài tử cung

Lựa chọn phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung dựa trên số điểm như sau:

0 - 3 điểm: Điều trị bằng phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi tử cung nếu người bệnh có nhu cầu sinh đẻ.

4 điểm: Điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt vòi tử cung.

≥ 5 điểm : Nội soi cắt vòi tử cung và triệt sản bên đối diện.

2. Tiến hành mổ nội soi thai ngoài tử cung

Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung được chỉ định đối với những trường hợp mang thai ngoài tử cung nhưng chưa xoắn vỡ. Thủ thuật này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của sản phụ. Thời gian phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Đặc biệt, độ phức tạp của ca phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung cũng như trình độ của phẫu thuật viên sẽ ảnh hưởng tới thời gian tiến hành mổ nội soi thai ngoài tử cung.

Các bước tiến hành mổ nội soi thai ngoài tử cung bao gồm:

Thì 1: Bơm CO2

Thì 2: Chọc Trocar

Thì 3: Đánh giá ổ bụng và tiểu khung

Thì 4: Phẫu thuật: Tuỳ thuộc tổn thương

  • Cắt vòi tử cung từ eo đến loa hoặc ngược lại
  • Bảo tồn VTC:
  • Mở VTC
  • Lấy khối thai ra khỏi VTC
  • Kiểm tra tình trạng chảy máu và cầm máu
  • Lấy bệnh phẩm
  • Kết thúc cuộc mổ

Sau phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung, có thể xảy ra một số biến chứng như:

  • Chảy máu: Trong lúc gỡ dính, cầm máu không tốt, tổn thương mạc treo vòi tử cung, các nhánh nối giữa động mạch buồng trứng và động mạch tử cung
  • Chấn thương các cơ quan khác: Do khối thai ngoài tử cung bị dính với ruột, thành chậu hông.
  • Tổn thương ruột: Do bị dính nhiều và chảy máu nhiều
  • Tồn tại nguyên bào nuôi: Do nguyên nhân lấy bệnh phẩm không hết để các nguyên bào nuôi rơi vào trong bụng và tiếp tục phát triển.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán chửa ngoài tử cung

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe