Mệt mỏi kinh niên cần điều trị thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Nội Thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên là một rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự mệt mỏi cực độ mà không thể giải thích được bằng bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào. Sự mệt mỏi có thể trở nên tồi tệ hơn với hoạt động thể chất hoặc có vấn đề về tinh thần. Nguyên nhân của hội chứng mệt mỏi kinh niên vẫn chưa được tìm ra.

Một số chuyên gia tin rằng hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể được kích hoạt bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Điều trị hội chứng mệt mỏi kinh niên tập trung vào giảm triệu chứng của bệnh.

1. Triệu chứng của bệnh mệt mỏi kinh niên

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng mệt mỏi kinh niên này có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Mất trí nhớ hoặc khó tập trung
  • Viêm họng
  • Hạch to ở cổ hoặc nách
  • Đau cơ hoặc khớp không giải thích được
  • Nhức đầu
  • Ngủ không ngon giấc
  • Kiệt sức kéo dài hơn 24 giờ sau khi tập thể dục hoặc làm việc căng thẳng

Khi nào đi khám bác sĩ:

Mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc rối loạn tâm lý. Nói chung, người bệnh cần đi khám bác sĩ nếu bị mệt mỏi kéo dài hoặc mệt mỏi quá mức ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.


Mệt mỏi, mất trí nhớ hoặc khó tập trung kéo dài có thể là dấu hiệu của mệt mỏi kinh niên
Mệt mỏi, mất trí nhớ hoặc khó tập trung kéo dài có thể là dấu hiệu của mệt mỏi kinh niên

2. Nguyên nhân gây bệnh

Những người mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên có triệu chứng quá nhạy cảm với các hoạt động hằng ngày như tập thể dục và hoạt động bình thường.

Tại sao điều này xảy ra ở một số người và không phải xảy ra ở những người khác thì hiện nay các bác sĩ vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác. Một số người có thể được sinh ra với khuynh hướng chứng rối loạn này, sau đó được kích hoạt bởi sự kết hợp của một số yếu tố.

3. Ai dễ mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên?


Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên cao hơn nhiều so với nam giới
Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên cao hơn nhiều so với nam giới

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên bao gồm:

  • Tuổi tác: Hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường gặp ở những người ở độ tuổi 40 và 50.
  • Giới tính: Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên cao hơn nhiều so với nam giới.
  • Căng thẳng: có thể góp phần vào khởi phát hội chứng mệt mỏi kinh niên.

4. Biến chứng hội chứng mệt mỏi kinh niên

Các biến chứng có thể có của hội chứng mệt mỏi kinh niên bao gồm:

  • Phiền muộn
  • Suy nhược cơ thể
  • Cách ly xã hội
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
  • Nghỉ làm thường xuyên

5. Chẩn đoán bệnh mệt mỏi kinh niên

Do chưa hiểu được nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng có thể nhầm với các bệnh khác, do đó các bác sĩ rất khó để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi kinh niên.

Theo Viện Y học (Institute of Medicine), tính đến năm 2015, Hội chứng mệt mỏi kinh niên xảy ra ở khoảng 836.000 đến 2,5 triệu người Mỹ. Tuy nhiên, ước tính rằng 84% đến 91% người bệnh còn lại vẫn chưa nhận chẩn đoán. Hiện nay, chưa có xét nghiệm để sàng lọc hội chứng mệt mỏi kinh niên do các triệu chứng của nó tương tự như nhiều bệnh khác.

Để nhận được chẩn đoán Hội chứng mệt mỏi kinh niên, bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân khác và xem xét tiền sử bệnh tật. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác nhận rằng bạn có các triệu chứng của hội chứng này như đã đề cập ở phía trên hay không và thời gian, mức độ nghiêm trọng của sự mệt mỏi không giải thích được này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hằng ngày.

Do sự giống nhau giữa các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi kinh niên và nhiều bệnh khác, do đó người bệnh không được tự chẩn đoán cho bản thân mà cần có sự chẩn đoán từ bác sĩ

6. Điều trị mệt mỏi mãn tính


Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám tâm lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám tâm lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hiện nay chưa có cách để điều trị mệt mỏi kéo dài, điều trị chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng của bệnh.

6.1 Thuốc

Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên có kèm theo trầm cảm. Điều trị trầm cảm của bạn có thể giúp bạn dễ dàng đối phó với các vấn đề liên quan đến hội chứng mệt mỏi kinh niên. Sử dụng liều thấp của một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ và giảm đau.

6.2 Trị liệu

Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho hội chứng mệt mỏi kinh niên là phương pháp kết hợp đào tạo nhận thức và tập thể dục nhẹ nhàng.

Đào tạo nhận thức. Nói chuyện với một cố vấn có thể giúp bạn tìm ra các lựa chọn để khắc phục một số hạn chế mà hội chứng mệt mỏi kinh niên đặt ra cho bạn. Khi người bệnh cảm thấy bản thân có thể kiểm soát được cơ thể nhiều hơn thì cuộc sống của người bệnh có thể cải thiện đáng kể theo mong muốn của bản thân.

6.3 Thay đổi lối sống

Thực hiện một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng này như:

  • Hạn chế hoặc không uống caffeine, nicotine và rượu có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và giảm chứng mất ngủ.
  • Không ngủ trưa để buổi tối bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn
  • Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm cố định.

6.4 Duy trì thói quen tập luyện

Người bệnh nên xin lời khuyên từ bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu để giúp xác định loại bài tập nào là tốt nhất cho bạn. Những người không hoạt động thường bắt đầu với các bài tập di chuyển đơn giản và kéo dãn chỉ trong vài phút mỗi ngày. Dần dần tăng cường mức độ và thời gian tập thể dục theo thời gian có thể giúp giảm tình trạng quá mẫn cảm với tập thể dục, giống như các mũi tiêm dị ứng làm giảm dần sự mẫn cảm của một người với các chất gây dị ứng.

6.5 Phương pháp điều trị thay thế

Châm cứu, thái cực quyền, yoga và xoa bóp có thể giúp giảm đau và mệt mỏi do hội chứng mệt mỏi kinh niên gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần phải nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị thay thế hoặc bổ sung nào.

Hiện nay, tại phòng khám Sức khỏe tâm lý - bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở trong cả nước trong điều trị các bệnh lý có liên quan đến sức khỏe tâm lý trong đó có bệnh lý mất ngủ mãn tính, mệt mỏi kinh niên.

Phòng khám có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ là các giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, có khả năng triển khai thực hiện các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ khám chữa bệnh.

  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Phi - Chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với kinh nghiệm 07 năm làm việc tại vị trí là giảng viên Đại học Y Hà Nội đồng thời là thành viên của Hội Tâm thần học Việt Nam.
  • ThS. Bác sĩ Phạm Thành Luân - Bác sĩ chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 05 năm kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm Lý, được đào tạo tại các trường Đại học uy tín, thực hành chuyên sâu về chuyên môn tại Cộng Hòa Pháp.
  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến - Bác sĩ chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 06 năm là giảng viên Bộ môn Tâm Lý - Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương cùng kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm Lý như: Rối loạn cảm xúc, Các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên & thời kỳ sinh đẻ....
  • Bác sĩ Nguyễn Văn Thái đã có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý chuyên khoa Nội Thần kinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện là bác sĩ Khoa Khám bệnh và Nội Khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe