Mẹo điều trị, phòng ngừa bỏng cho trẻ em và gia đình

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thùy Dung - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bỏng nghiêm trọng ở trẻ em, bao gồm bỏng nắng, bỏng nước nóng hoặc các chất lỏng khác, bỏng do lửa, tiếp xúc điện hoặc hóa chất. Các loại bỏng này đều có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc sẹo cho da.

1. Các bước điều trị ngay lập tức cho bỏng

  1. Hãy ngâm vết bỏng vào nước mát càng nhanh càng tốt hoặc để nước mát chảy lên vết bỏng. Không chườm đá khi bị bỏng. Không chà xát vết bỏng vì có thể làm tăng phồng rộp.
  2. Làm nguội quần áo đang cháy ngay lập tức bằng cách ngâm với nước, sau đó cởi quần áo khỏi vùng bị bỏng trừ khi quần áo dính chặt vào da. Trong trường hợp này, hãy cắt bỏ càng nhiều quần áo càng tốt.
  3. Nếu vùng bị thương không chảy dịch, hãy che vết bỏng bằng một miếng gạc vô trùng hoặc miếng vải sạch và khô.
  4. Không bôi mỡ hoặc bột lên vết bỏng.

Vết bỏng cần được ngâm vào nước mát càng sớm càng tốt
Vết bỏng cần được ngâm vào nước mát càng sớm càng tốt

2. Những trường hợp sau cần được nhập viện

  1. Bỏng độ 3.
  2. Bỏng trên 10% diện tích cơ thể.
  3. Bỏng liên quan đến mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục hoặc liên quan đến các khớp cử động.
  4. Trẻ nhỏ, quấy khóc nhiều, khó theo dõi và điều trị tại nhà.

Trẻ bị bỏng độ 3 cần được đưa đến bệnh viện sớm
Trẻ bị bỏng độ 3 cần được đưa đến bệnh viện sớm

3. Cách bảo vệ gia đình bạn khỏi hỏa hoạn

  1. Lắp đặt thiết bị phát hiện khói ở hành lang bên ngoài phòng ngủ, nhà bếp, phòng khách. Kiểm tra thiết bị hàng tháng. Tốt nhất là sử dụng thiết bị có pin tuổi thọ cao, hoặc thay pin định kỳ hàng năm.
  2. Thực hành diễn tập phòng cháy chữa cháy tại nhà, đảm bảo các thành viên trong gia đình và người chăm sóc trẻ biết cách rời khỏi nhà một cách an toàn trong trường hợp hỏa hoạn.
  3. Chuẩn bị sẵn một số bình chữa cháy và làm quen với cách sử dụng chúng. Đặt các bình chữa cháy xung quanh nơi có nguy cơ hỏa hoạn cao nhất: bếp, lò sưởi.Dạy con cách bò ra lối thoát hiểm nếu có khói trong phòng.
  4. Tránh hút thuốc trong nhà.
  5. Không để thức ăn đang đun nấu trên bếp mà không có người trông coi.
  6. Khóa chất lỏng dễ cháy trong nhà, tránh xa tầm tay trẻ em, tránh xa các nguồn nhiệt hoặc bắt lửa.
  7. Không cắm thiết bị điện vào dây nối dài.
  8. Để diêm và bật lửa xa tầm tay trẻ em.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe