Massage giúp chữa tắc tia sữa là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bỉm cần phải tìm hiểu và thực hiện đúng cách để tránh làm tình trạng tắc tia sữa nghiêm trọng hơn. Vậy làm thế nào để massage giúp chữa tắc tia sữa đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Bùi Đức Hoàn - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
1. Tắc tia sữa là gì?
Trước khi tìm hiểu về phương pháp massage giúp chữa tắc tia sữa, mẹ bỉm nên hiểu rõ về tình trạng tia sữa bị tắc là gì. Tắc tuyến sữa thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh hoặc trong giai đoạn cho con bú, khi ống dẫn sữa bị tắc khiến sữa được sản xuất không thể thoát ra. Điều này làm bầu ngực mẹ căng cứng, sưng to và đau nhức. Nếu tình trạng kéo dài, có thể dẫn đến sốt cao và các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí phải dùng kháng sinh hoặc can thiệp bằng thủ thuật để điều trị. Khi tia sữa bị tắc, sữa có thể tích tụ và hình thành các cục u ở vú.
2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa
- Không cho con bú sớm và thường xuyên: Sữa non được tiết ra trong những ngày đầu sau sinh, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có độ sánh cao, dễ dẫn đến tình trạng tắc sữa nếu không được cho bú kịp thời.
- Không vắt sữa non thừa sau khi cho con bú: Mặc dù đã cho con bú sữa non trong những ngày đầu, các bà mẹ vẫn có thể bị tắc sữa do không vắt hết sữa non thừa hoặc vắt không đúng cách, khiến một lượng sữa còn đọng lại và gây tắc tuyến sữa.
- Cảm cúm, sốt: Khi mẹ ốm mệt, việc không cho bé bú đều đặn khiến sữa khó lưu thông, dẫn đến tắc sữa.
- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn có thể xâm nhập qua đầu vú và hệ thống ống tuyến vú, gây nhiễm khuẩn và làm hẹp ống dẫn sữa, cản trở sữa thoát ra ngoài.
- Stress: Căng thẳng tinh thần hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý trong thời kỳ cho con bú có thể làm giảm tiết oxytocin, tăng nguy cơ tia sữa bị tắc.
- Động tác bú: Bé ngậm vú không đúng cách hoặc bú không đủ mạnh, khiến sữa dư trong vú gây tắc sữa.
- Áo ngực quá chật: Áo ngực chật có thể đè nén ống dẫn tuyến sữa, gây ra tắc sữa.
- Cai sữa đột ngột.
- Sẹo ở vú do phẫu thuật.
3. Những biểu hiện của tắc tia sữa
Bầu vú căng tức, đau ở một hoặc cả hai bên và cảm giác này càng nặng hơn. Sau khi cho bé bú, các triệu chứng có thể giảm. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và sốt cao. Khi chạm vào bầu vú, có thể thấy các khối tròn gồ ghề, cứng với kích thước khác nhau và chạm vào rất đau. Dấu hiệu đặc trưng là khi nặn, hút sữa hoặc cho bé bú, sữa không chảy ra từ bầu vú.
4. Massage giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả bằng cách nào?
4.1. Tự massage giúp chữa tắc tia sữa
Massage vú khi bị tia sữa bị tắc là một trong nhiều phương pháp giúp giải quyết tình trạng này. Cách thực hiện đúng là massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo được lực đủ chắc lên vị trí tắc, massage từ đó hướng đến núm vú.
Để massage, dùng lòng bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp cả hai bầu ngực trong khoảng 30 giây, sau đó chụm năm ngón tay lại, vê nhẹ quanh quầng vú. Massage giúp chữa tắc tia sữa có thể thực hiện bất cứ lúc nào (trước, trong hoặc sau khi cho con bú).
4.2. Massage kết hợp chườm nóng
Để tăng hiệu quả chữa tắc sữa, mẹ có thể kết hợp massage bầu ngực và chườm khăn ấm hoặc túi chườm (khoảng 40 độ C) trong khoảng 15 phút. Việc kết hợp chườm ấm và massage giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả, các mạch máu được giãn nở. Đây cũng là cách làm tan cục sữa tắc nhanh chóng.
4.3. Xoa bóp kết hợp cho con ti trực tiếp
Việc xoa bóp bầu ngực kết hợp với việc cho con bú ngay sau đó sẽ giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn và bé bú được nhiều hơn, đồng thời giúp mẹ giảm bớt cảm giác căng tức và khó chịu. Người mẹ nên thực hiện bài massage vú này khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày để chữa tắc tia sữa hiệu quả.
5. Một số phương pháp khác giúp chữa tia sữa bị tắc
- Chườm ấm: Đây là một trong những cách làm tan cục sữa tắc. Cần chú ý kiểm soát nhiệt độ nước, tránh quá nóng để không gây bỏng da. Mẹ bỉm có thể dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên ngực hoặc ngâm toàn bộ ngực vào bồn nước ấm, kết hợp nhẹ nhàng massage giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả.
- Thay đổi tư thế cho con bú: Mỗi tư thế bú sẽ tác động lực hút mạnh lên các tia sữa khác nhau. Nếu tình trạng tắc sữa nhẹ, việc thay đổi tư thế bú có thể giúp thông tia sữa. Trong khi cho bú, mẹ cũng nên kết hợp massage nhẹ nhàng vùng bị tắc.
- Vắt sữa bằng tay: Massage vú bị tắc sẽ giúp làm tan dần các túi sữa vón cục bên trong. Phương pháp này hiệu quả đối với các trường hợp tia sữa bị tắc nhẹ. Thực hiện bằng cách dùng một tay ép bầu ngực vào thành ngực hoặc dùng hai tay ép nhẹ vào nhau, đồng thời day nhẹ tại vị trí sữa bị đông. Áp lực nên ở mức vừa phải, trong giới hạn chịu đau được, massage giúp chữa tắc tia sữa nên thực hiện nhẹ nhàng theo hình tròn khoảng 20-30 lần và lặp lại nhiều lần.
Điều trị tắc tia sữa sau sinh không phải lúc nào cũng dễ dàng, kết quả còn phụ thuộc vào từng trường hợp và mức độ tắc sữa. Tuy nhiên, nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, mẹ có thể cân nhắc phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa mà không cần dùng thuốc. Phương pháp này chủ yếu sử dụng kỹ thuật viên dùng phần mềm đầu ngón tay tác động vào cột sống lưng, nhằm điều chỉnh và khai thông tuyến sữa. Trong khi đó, đối với các trường hợp viêm, chúng ta có thể tác động nhẹ vào vùng gây ức chế tuyến sữa.
Massage vú theo phương pháp xoắn ốc hoặc hình quạt hướng về đầu vú sẽ giúp cải thiện tình trạng tia sữa bị tắc. Nếu có dấu hiệu đau, cương vú kèm sốt, mẹ nên đi khám ngay để tránh nguy cơ áp xe vú rất nguy hiểm. Hiện nay, Vinmec đã cung cấp dịch vụ thông tia sữa bằng sóng laser.
Phương pháp tác động cột sống không chỉ giúp điều trị tắc tia sữa mà còn hỗ trợ phục hồi nguồn sữa mẹ, thiếu sữa, mất sữa. Đây là một trong 17 bệnh lý mà Phòng Tác động Cột Sống tại Vinmec Times City được công nhận khám và điều trị hiệu quả.
Để đảm bảo quá trình sinh diễn ra an toàn và phòng tránh tắc tia sữa, ngoài việc nắm được cách massage giúp chữa tắc tia sữa, thai phụ cần hiểu rõ:
- Quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra như thế nào. Quá trình chuyển dạ thường kéo dài bao lâu và quyết định sinh thường hay sinh mổ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và thai nhi.
- Các phương pháp giảm đau khi sinh giúp hạn chế đau đớn và giảm bớt áp lực tâm lý trong quá trình chuyển dạ.
- Kỹ thuật rặn và thở đúng cách khi sinh thường để giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, đồng thời giảm mệt mỏi cho thai phụ.
- Phương pháp kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.
- Hướng dẫn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để tránh nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Tái khám sớm sau sinh để phát hiện kịp thời những bất thường như sót nhau, sót gạc.
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh đến khi đầy tháng.
Để giảm bớt lo lắng về đau đớn khi sinh, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ "đẻ không đau" toàn diện trong quá trình sinh và sau sinh. Kỹ thuật gây tê màng cứng không morphin và gây tê thần kinh thẹn giúp giảm đau hiệu quả. Trong suốt quá trình sinh, các hộ lý sẽ hướng dẫn sản phụ cách rặn đẻ và thở đúng cách, giúp bé chào đời chỉ sau 10 - 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi trở về với mẹ.
Sản phụ được nghỉ ngơi trong phòng bệnh cao cấp, thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế với trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ cũng sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng bé, cùng hướng dẫn phòng tránh tia sữa bị tắc sau sinh. Cả mẹ và bé đều sẽ được tái khám sau sinh bởi các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.