Không cho con bú, sữa mẹ có tự hết?

Những người ủng hộ nuôi con bằng sữa mẹ và các bà mẹ có kinh nghiệm làm được việc này đều thật tuyệt vời. Tuy nhiên nuôi con bằng sữa mẹ có thể không phù hợp với một số phụ nữ vì vài lý do nhất định. Không cho con bú có sao không, sữa mẹ có tự hết không là câu hỏi được quan tâm.

1. Không cho con bú có sao không?

Hầu hết các bà mẹ sau sinh đều muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Trong những năm gần đây, chiến dịch khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ ngày càng gia tăng, máy hút sữa và dụng cụ tích trữ sữa mẹ được bán rộng rãi, các cuộc thảo luận và chuyên gia hướng dẫn xuất hiện mọi nơi. Tuy nhiên, hành trình nuôi con bằng sữa mẹ đối với một số người có thể khó khăn đến mức khiến họ phải bỏ cuộc.

Trải nghiệm lần đầu tiên cho con bú của một số phụ nữ thực sự gặp nhiều trở ngại, đến nỗi họ đã phải hoảng loạn và không chắc mình có thể vượt qua trong lần mang thai tiếp theo hay không. Nhưng không cho con bú có sao không? Cần khẳng định rằng nuôi con bằng sữa mẹ không phải là thước đo duy nhất để đánh giá sự vĩ đại và kỹ năng làm mẹ của phụ nữ. Những người không cho con bú sữa mẹ vẫn là bà mẹ tuyệt vời, bởi họ không thể có đủ sữa, thậm chí bầu ngực chỉ tiết ra máu thay vì sữa. Các bác sĩ cũng cho rằng trẻ uống sữa bột cũng là lựa chọn không tồi.

Những ngày đầu tiên sau sinh, mẹ cho bé uống sữa bột sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ ngon và ăn đúng giờ. Điều này có thể khiến bạn bị đánh giá là một người mẹ tồi khi đặt lợi ích của mình lên trước đứa trẻ. Thực tế, người không cho con bú sữa mẹ chỉ đang giữ sức khỏe của mình để chăm sóc đứa trẻ tốt hơn, và bạn không cần phải xấu hổ về điều đó.


Trường hợp mẹ không thể đủ sữa sẽ giữ sức khỏe để có thể chăm sóc đứa trẻ tốt hơn
Trường hợp mẹ không thể đủ sữa sẽ giữ sức khỏe để có thể chăm sóc đứa trẻ tốt hơn

2. Không cho con bú, sữa mẹ có tự hết?

Một số bà mẹ thắc mắc tại sao không cho con bú mà vẫn có sữa. Giải thích cho vấn đề này, các bác sĩ cho biết con người cũng là loài động vật có vú, vì vậy phụ nữ được lập trình sinh học sẵn để tạo sữa cho con. Quá trình này đã bắt đầu ngay từ khi nữ giới mang thai. Bạn có thể nhận thấy ngực của mình tiết ra sữa non (sữa mẹ sớm) từ tuần thứ 16 của thai kỳ trở đi. Nhau thai và quá trình sinh em bé sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể, thông báo bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn. Cho dù bạn có ý định cho con bú hay không, ngực của bạn vẫn sẽ đầy đặn và nặng trĩu ngay khi em bé chào đời.

Trong trường hợp không cho con bú, cơ thể sẽ phải mất một tuần để nhận ra tín hiệu này và ngừng tiết sữa. Hormone tạo ra sữa mẹ được gọi là prolactin. Nếu bạn không cho con bú hoặc bơm hút sữa, cơ thể bắt đầu tiết ra yếu tố ức chế prolactin (PIF). PIF gửi tín hiệu đến não cho biết sữa không cần thiết và dần dần ngừng sản xuất sữa.

3. Cách giảm bớt khó chịu do căng tức sữa


Khó chịu do căng tức sữa
Khó chịu do căng tức sữa

Nếu bạn không cho con bú hoặc vắt sữa, thông thường phải mất 7 - 10 ngày sau khi sinh để mức độ hormone giảm dần như lúc không mang thai hoặc không cho con bú. Trong thời gian này, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu do ngực bị căng sữa. Các chuyên gia đã đưa ra vài gợi ý giúp bạn giảm bớt khó chịu do căng tức sữa như sau:

  • Mặc áo ngực hỗ trợ

Phụ nữ nên mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ chuyên dụng để cảm thấy thoải mái hơn, nhưng lưu ý không siết quá chật. Sai lầm này có thể dẫn đến các vấn đề như viêm vú và ống bít (plugged duct), cũng như khiến bạn thêm khó chịu.

  • Chườm lạnh và dùng thuốc

Bạn cũng có thể chườm lạnh bằng túi nước đá, kết hợp dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen. Những biện pháp này không khiến bạn sản xuất ít sữa hơn, nhưng có thể giúp bạn thoải mái hơn, bớt đau nhức cho căng tức sữa.


Vắt sữa bằng tay đúng cách
Vắt sữa bằng tay đúng cách

  • Vắt sữa hoặc massage ngực

Nếu thực sự không chịu đựng nỗi, bạn có thể vắt một lượng sữa nhỏ để giảm bớt căng bầu ngực. Nhưng hãy nhớ rằng việc vắt sữa thường xuyên sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn, từ đó thời gian để sữa mẹ tự hết cũng lâu hơn. Trường hợp bị căng tức khó chịu nhưng không muốn vắt sữa, bạn cũng có thể massage bộ ngực dưới vòi hoa sen nước ấm khi đang tắm. Lưu ý, hành động này cũng có thể kích thích sản xuất sữa tương tự, do đó cần hạn chế áp dụng nếu muốn nhanh hết sữa.

  • Liệu pháp tự nhiên

Một số bác sĩ tin rằng đắp lá bắp cải sống vào ngực sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu và giảm sản xuất sữa. Cách làm như sau: chọn lá bắp cải đẹp và để trong tủ lạnh, lấy ra sau một thời gian vừa đủ lạnh và áp lên ngực. Đây là một cách an toàn mà bạn có thể thử tại nhà để kiểm chứng hiệu quả.

Dành cho những ai còn băn khoăn việc không cho con bú có sao không, mẹ mới chính là người biết rõ điều gì tốt nhất cho bé. Vì vậy, hãy làm những gì mình cảm thấy đúng và đừng để người khác điều khiển bản thân. Bản năng của một người mẹ tuyệt vời hơn bất cứ cuốn sách hay lời khuyên nào từ người khác. Các bà mẹ sau sinh vừa phải lắng nghe, vừa phải tìm niềm vui và vượt qua nỗi đau và sợ hãi. Do đó họ cần được hỗ trợ, khuyến khích và ủng hộ trong mọi quyết định của riêng mình.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá không loại sữa nào có thể so sánh nổi, nhưng vì một lý do nào đó người mẹ không thể cho trẻ nguồn sữa quý giá đó. Lúc này tình trạng căng tức sữa vẫn có thể diễn ra. Vì thế mẹ có thể áp dụng một số cách để ngừng tiết sữa và giảm đau khi căng sữa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe