Lý do bạn bị sôi bụng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Sôi bụng nhiều gây ra tâm lý lo lắng về bệnh tật hay đôi khi là cảm giác ngại ngùng ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều người, tuy nhiên tình trạng sôi bụng là một dấu hiệu rất phổ biến có thể do yếu tố sinh lý hay một số bệnh lý đường ruột gây ra.

Trắc nghiệm: Thực phẩm nên ăn và tránh cho người béo bụng

Béo bụng khiến cho vóc dáng bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác kèm theo. Làm bài trắc nghiệm sau giúp bạn biết thực phẩm nên ăn và tránh khi bị béo bụng là gì nhé!

Bài dịch từ: webmd.com

1. Nguyên nhân bị sôi bụng

Sôi bụng là âm thanh được tạo ra từ ruột, do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn tại đây. Các cơn co bóp từng đợt, làm nhiệm vụ đẩy thức ăn và khí đi trong ống tiêu hóa giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ và những chất không cần thiết được loại bỏ. Như vậy, khi hệ tiêu hoá hoạt động sẽ phát ra những tiếng “ùng ục” "ọt ọt" từ bụng thường được gọi là sôi bụng. Thường thì hiện tượng sôi bụng không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra như:

  • Khi cảm thấy đói hay đôi khi xuất hiện khi ngửi hoặc trông thấy những món ăn hấp dẫn. Bởi theo phản xạ thì lúc này bụng chúng ta sẽ tăng tiết dịch vị, co bóp gây ra những tiếng sôi bụng.
  • Ăn nhiều những loại thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có hàm lượng đường cao, thức uống có chứa caffeine.
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học, chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói hay hút thuốc gây ra nuốt quá nhiều không khí khi ăn ruột cần tăng nhu động để loại bỏ khí, nằm ngay sau khi ăn...
  • Do một số tư thế như ngồi, nằm có thể làm tăng nhu động ruột.
  • Do bụng bị nịt quá chặt, như khi dùng thắt lưng, mặc quần chật hay quấn đai nịt bụng.
  • Do yếu tố căng thẳng hay stress.
  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Do sự phát triển của vi khuẩn gây hại lấn át lợi khuẩn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trì trệ gây tình trạng đầy hơi, sôi bụng.
  • Một số nguyên nhân bệnh lý có thể gây bất thường nhu động ruột như tiêu chảy, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm dạ dày ruột, dị ứng với thức ăn hay đồ uống, xuất huyết đường tiêu hóa, tắc ruột do cơ học, hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac...

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng, đa số đó là những dấu hiệu sinh lý bình thường và một số ít là do nguyên nhân bệnh lý đường ruột.


Sôi bụng là một tình trạng rất phổ biến và không nguy hiểm nhiều tới sức khỏe
Sôi bụng là một tình trạng rất phổ biến và không nguy hiểm nhiều tới sức khỏe

2. Cách hạn chế tình trạng sôi bụng

Thường thì hiện tượng sôi bụng không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ. Nếu như bạn gặp phải tình trạng sôi bụng nhiều, ảnh hưởng tới tâm lý hay luôn cảm giác lo lắng về điều đó bạn có thể áp dụng một số biện pháp có thể khắc phục tình trạng này trong khoảng từ 2 - 3 tuần như:

  • Hạn chế việc ăn nhưng thức ăn lạ, dễ dị ứng. Có thể nhận biết bằng cách ghi lại những loại thực phẩm và đồ uống bạn đã sử dụng, những phương thức tập luyện đã từng áp dụng, đã làm những gì trước, trong và sau khi ăn. Từ đó biết được loại thức ăn nào làm cho mình dễ bị sôi bụng và hành động gì làm tăng tình trạng sôi bụng.
  • Học cách thư giãn sau ngày làm vất vả bằng cách đi bộ, nghe nhạc, tập yoga, làm những điều mình cảm thấy thú vị để tránh gây ra tình trạng căng thẳng làm tăng hiện tượng sôi bụng. Tập một môn thể thao nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể thư giãn mà cũng giúp kích thích tiêu hóa hạn chế tình trạng chậm tiêu, đầy bụng.
  • Ăn uống khoa học: ăn chậm, nhai kỹ thức ăn, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa, nếu đói thì nên chia thành các bữa nhỏ ăn trong ngày, không để bụng quá no hoặc quá đói; hạn chế ăn nhiều đồ khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, gia vị, có hàm lượng carbohydrate cao, caffein, thức uống sinh khí như nước có gas...
  • Ưu tiên ăn nhiều chất xơ như rau, củ quả, giúp bổ sung vitamin và hàm lượng chất xơ cao tránh hiện tượng táo bón.
  • Hạn chế uống rượu bia, bỏ thuốc lá nếu có.
  • Không mặc quần hay nịt bụng quá chặt.
  • Nếu sau khi áp dụng một số biện pháp mà thấy tình trạng sôi bụng không cải thiện, nghiêm trọng hơn hay quá lo lắng vì vấn đề sôi bụng của bản thân thì bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để được khám, chẩn đoán nguyên nhân gây sôi bụng và điều trị nếu chẳng may mắc bệnh lý đường tiêu hóa.

Đa số các trường hợp sôi bụng đều do nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có một số trường hợp gặp phải vấn đề bệnh lý đường tiêu hóa. Để biết được nguyên nhân cụ thể gây bệnh cần được khám lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng. Nếu thấy tình trạng của mình nặng nề hay đang lo ngại thì nên tới khám để được chẩn đoán đúng nguyên nhân như vậy điều trị hay các biện pháp mới đem lại hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe