Lưu ý về bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thời tiết giao mùa, nhất là tại các tỉnh miền bắc tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp tăng cao. Phổ biến là cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi...Trong đó bệnh viêm phế quản cấp là hay gặp nhất.

1. Viêm phế quản cấp ở người lớn

Bệnh viêm phế quản cấp là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc đường thở từ thanh quản xuống tới nhu mô phổi. Khi tình trạng viêm chỉ khu trú ở phía trên hai dây thanh âm sẽ được các bác sĩ chẩn đoán là viêm đường hô hấp trên bao gồm:viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản...

Căn nguyên gây ra viêm phế quản cấp thường là do virus, vi khuẩn. Khi khỏi bệnh thường không để lại di chứng.

Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, có thể nói, không ai trong cuộc đời lại không có một vài lần bị viêm phế quản cấp. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp sẽ tự khỏi, mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nhiều trường hợp viêm phế quản cấp có triệu chứng không điển hình, gây chẩn đoán nhầm với những bệnh nhiễm trùng khác của phổi như viêm phổi, ổ mủ trong phổi, hoặc bệnh tích mủ trong khoang màng phổi...

Rất nhiều người mắc viêm phế quản cấp dùng kháng sinh không đúng, nhiều trường hợp không cần thiết phải dùng kháng sinh nhưng lại được người bệnh tự mua kháng sinh về dùng. Việc tự ý mua kháng sinh về dùng như vậy (ngay cả cho những người thực sự cần dùng kháng sinh) thì cũng thường gây ra việc lựa chọn kháng sinh sai, hoặc mua sai liều, hoặc dùng không đủ số ngày cần thiết. Điều này thường làm tăng chi phí điều trị cho người bệnh, bên cạnh đó còn làm gia tăng mạnh tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng, điều này làm cho việc dùng kháng sinh cho những lần nhiễm trùng hô hấp sau sẽ ít hiệu quả hơn.

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp ở người lớn


Dấu hiệu của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm
Dấu hiệu của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm

Dấu hiệu của viêm phế quản cấp thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm (người bệnh có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi). Sau đó người bệnh xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đờm, nhưng nhiều trường hợp có ho, khạc đờm.

Trong trường hợp này, người bệnh nên khạc đờm ra tờ giấy trắng, và nhận biết màu sắc đờm của mình. Nếu đờm màu trắng trong, khi đó bệnh thường chỉ do virus gây ra, nhưng khi thấy đờm có màu vàng, màu xanh, hoặc màu đục như mủ: Những trường hợp này thường là viêm phế quản cấp do vi khuẩn, và cần được dùng kháng sinh.

Một số rất ít trường hợp viêm phế quản cấp có thể có biểu hiện khó thở, hoặc có sốt, thậm chí có thể có đau ngực. Để tránh bị nhầm lẫn viêm phế quản cấp với những bệnh nhiễm trùng hô hấp khác, tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm, mà kèm theo chỉ cần một trong các biểu hiện như: Bệnh kéo dài quá 5 ngày, có thêm biểu hiện sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều,... cần đến khám bác sĩ ngay.

3. Nguyên nhân viêm phế quản cấp ở người lớn

Theo thống kê thì đa phần các nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp đều xuất phát từ các yếu tố:

  • Virus: Virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp, dịch SARS và một số chủng herpes virus... Là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản cấp ở thời điểm hiện tại.
  • Vi khuẩn: Là nguyên nhân ít gặp hơn so với virus. Tuy nhiên, viêm phế quản cấp do vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia, các vi khuẩn gây mủ... Là những thủ phạm gây bệnh không nên coi thường.
  • Sức đề kháng kém: Người có hệ miễn dịch kém hoặc đang suy yếu có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cao hơn so với người bình thường. Trong đó, người lớn tuổi, trẻ sơ sinh là những đối tượng thường gặp nhất.
  • Bệnh lý: Trào ngược dạ dày gây kích thích cổ họng; bệnh về phổi dẫn tới tổn thương, nhiễm trùng phổi...
  • Khói thuốc lá: Chất nicotin có trong khói thuốc lá là nguyên nhân khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng.
  • Bị viêm phế quản cấp do đặc thù công việc: Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường khói bụi, nhiều hóa chất (amoniac, clo...) cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết dễ gây kích ứng niêm mạc hô hấp và dẫn tới viêm, sưng.

4. Phòng bệnh viêm phế quản cấp


Loại bỏ yếu tố kích thích: Không hút thuốc lá
Loại bỏ yếu tố kích thích: Không hút thuốc lá
  • Loại bỏ yếu tố kích thích: Không hút thuốc lá; tránh khói bụi trong, ngoài nhà ở, môi trường ô nhiễm; giữ ấm vào mùa lạnh.
  • Tiêm vacxin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, trên 65 tuổi.
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.
  • Vệ sinh răng miệng.

Bệnh viêm phế quản cũng như các bệnh về đường hô hấp được khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm tại bệnh viện Vinmec. Trong đó có Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý Hô hấp tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ,..trước khi là bác sĩ Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Quý khách có thể trực tiếp đến hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

THÔNG PHẾ PHÚC HƯNG

  • Hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm do viêm phế quản
  • Hỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoáng
Thông phế Phúc Hưng

Thành phần: Cho 250ml chế phẩm

  • Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g
  • Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g
  • Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g
  • Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g
  • Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g
  • Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g
  • Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g
  • Cát cánh (Radix Platycodi): 15g
  • Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g
  • Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g
  • Tá dược vừa đủ 250ml.

Công dụng

  • Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản.
  • Giúp đường hô hấp thông thoáng.

Cách dùng - Liều dùng

Ngày uống 2 - 3 lần
- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml.
- Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:

CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Liên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338

Website: www.benhhen.vn

Chi tiết về sản phẩm: https://phuchung.vn/chi-tiet/tpbvsk-thong-phe-phuc-hung.html

(Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe