Lưu ý trong theo dõi, chăm sóc thai nghén có nguy cơ cao

Trong giai đoạn mang thai người phụ nữ sẽ có những biến đổi khác nhau, kèm theo đó là những biến chứng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Việc chẩn đoán xác định và chăm sóc thai nghén đối với những trường hợp phụ nữ có nguy cơ cao khi mang thai là vấn đề cần thiết để bảo đảm sự an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.

1. Thai nghén có nguy cơ cao là gì?

Thai nghén có nguy cơ cao là thai kỳ có nhiều nguy cơ gặp phải với những vấn đề trước, trong hoặc sau khi sinh, đòi hỏi sản phục phải được theo dõi cẩn thận hơn là thai kỳ thông thường.

Mặc dù thai nghén có nguy cơ cao có khả năng xảy ra biến chứng, tuy nhiên với việc chăm sóc sớm và thường xuyên, chăm sóc thai nghén có nguy cơ cao vẫn có thể khỏe mạnh và em bé vẫn phát triển khỏe mạnh.

2. Dấu hiệu triệu chứng của thai nghén có nguy cơ cao

  • Xuất hiện chảy máu âm đạo
  • Dịch tiết âm đạo có màu hoặc mùi khó chịu
  • Đau quặn bụng

Đau quặn bụng là triệu chứng của thai nghén có nguy cơ cao
Đau quặn bụng là triệu chứng của thai nghén có nguy cơ cao

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu – buốt hoặc đau khi đi tiểu
  • Đau đầu, nhìn mờ, ngất xỉu hoặc rất chóng mặt
  • Sốt
  • Sự thay đổi trong cử động của em bé.

3. Những yếu tố tác động đên thai nghén có nguy cơ cao

3.1 Yếu tố liên quan tới thai phụ

Độ tuổi sinh đẻ:

  • Nếu người phụ nữ mang thai có độ tuổi dưới 16 tuổi sẽ có nguy cơ dễ bị sinh khó, sinh non, tỷ lệ trẻ sinh ra bị tử vong trong thời kỳ chu sinh khá cao.
  • Nếu phụ nữ mang thai trên 35 tuổi cũng sẽ có nguy cơ dễ bị sinh khó, rối loạn nhiễm sắc thể, trẻ sơ sinh bị dị dạng và tỉ lệ trẻ tử vong cao.

Thể trạng:

  • Quá béo hoặc quá gầy, chiều cao dưới 1m45
  • Thể trạng của phụ nữ khi mang thai cũng có ảnh hưởng. Nếu phụ nữ quá béo trên 70kg hoặc quá gầy dưới 40kg sẽ tạo nên yếu tố nguy cơ cho người mẹ trong khi chuyển dạ.

3.2 Yếu tố liên quan tới đến bệnh tật của người mẹ đã có từ trước

  • Mẹ bầu bị tăng huyết áp: Tăng huyết áp gây nguy cơ tử vong cho cả người mẹ lẫn thai nhi khi bị tiền sản giật và sản giật. Bệnh thận gây nguy cơ tăng huyết áp mạn tính dẫn đến tiền sản giật và sản giật.

Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật và sản giật thai kỳ
Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật và sản giật thai kỳ

  • Bệnh tim, đặc biệt là bệnh tim có biến chứng cũng sẽ gây tử vong cao cho cả mẹ và con.
  • Bệnh nội tiết như: Basedow, đái tháo đường dễ gây biến chứng cho người mẹ và thai nhi như làm cho thai to, thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu.

3.3 Yếu tố nguy cơ do thai phụ có tiền sử thai sản nặng nề

Nếu người mẹ có tiền sử thai sản nặng nề cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sự mang thai gồm: Bị sảy thai liên tiếp do bất thường di truyền của hai vợ chồng, thiểu năng nội tiết, bất thường ở tử cung,...

3.4 Yếu tố nguy cơ do bất thường phát sinh trong thai kỳ

  • Mẹ bầu bị mắc bệnh như: Bị bệnh sốt rét, bệnh thiếu máu, giảm tiểu cầu tự miễn trong thời kỳ mang thai, bệnh thận thai nghén, tăng huyết áp thai nghén, đái tháo đường thai nghén, sốt do bệnh lý toàn thân, nhiễm trùng tiết niệu.
  • Thai nhi: Thai nhi bị ngôi thai bất thường, thai to, thai bất thường, thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu, song thai, đa thai.

Thai nhi bị ngôi thai bất thường phát sinh trong thai kỳ
Thai nhi bị ngôi thai bất thường phát sinh trong thai kỳ

4. Chăm sóc thai nghén có nguy cơ cao

Dưới đây là những điều cần biết của người mẹ để chăm sóc, kiểm tra và theo dõi thai kỳ nguy cơ cao cùng với một số mẹo để giữ cho bạn và em bé an toàn và khỏe mạnh nhất có thể.

4.1 Sàng lọc, xét nghiệm cận lâm sàng

Những chuyên gia sản khoa luôn yêu cầu thai phụ đi khám định kỳ theo đúng hẹn, tương ứng với các mốc giai đoạn quan trọng để kiểm tra, sàng lọc những nguy cơ sớm nhất có thể để giúp người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Khám thai định kỳ được thực hiện đầy đủ các nội dung quy định như: Xét nghiệm thường quy nhóm máu, công thức máu, nước tiểu...

4.2 Đánh giá thai nhi trong chuyển dạ và chăm sóc thai có nguy cơ cao

  • Trong lúc chuyển dạ, bác sĩ cần đánh giá nguy cơ thai nhi căn cứ vào nhịp tim thai; tim thai và cơn co tử cung trên máy monitoring như: DIP I, DIP II, DIP biến đổi...; tình trạng phân su, tính chất nước ối.
  • Khám định kỳ thường xuyên theo đúng chỉ dẫn bác sĩ

Theo dõi, chăm sóc thai nghén có nguy cơ cao rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo quá trình mang thai cũng như sinh đẻ an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe