Stacytine 200mg là thuốc tiêu chất nhầy được sử dụng để điều trị bổ sung cho những bệnh nhân có chất nhầy trong phổi hoặc đờm đặc quánh khi bị viêm phế quản cấp và mãn tính. Ngoài ra, thuốc Stacytine 200 gram còn giúp ngăn chặn độc tính cho gan ở bé và trong thời kỳ mang thai.
1. Tổng quan về thuốc Stacytine 200 gram
Thuốc Stacytine 200 gram bao gồm 200g Acetylcystein và các tá dược khác giúp giảm độ nhớt của đờm phổi có và không mủ. Acetylcystein còn có thể giải độc, bảo vệ gan trong trường hợp dùng quá liều Paracetamol.
Điều đặc biệt là Stacytine 200mg được đánh giá là an toàn, sử dụng được cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
2. Liều lượng và cách dùng thuốc Stacytine 200 gram
Thuốc Stacytine 200 gram được dùng bằng đường uống (hòa tan với nước) theo lộ trình:
- Người lớn: Dùng 200mg x 3 lần/ ngày;
- Trẻ em từ 2-6 tuổi: Dùng 200mg x 2 lần/ ngày;
- Điều trị quá liều Paracetamol: Bắt đầu với 140mg/kg, sau đó cách 4 giờ uống 1 lần với liều 70mg/kg thể trọng, uống thêm 17 lần.
Lưu ý: Stacytine 200mg được thông báo là rất hiệu quả khi dùng trong vòng 8 giờ sau khi sử dụng Paracetamol quá liều, thời gian càng kéo dài hiệu quả càng giảm.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Stacytine 200 gram
3.1. Tác dụng phụ của thuốc Stacytine 200 gram
Trong một số trường hợp, thuốc Stacytine 200 gram có thể gây ra một số tác dụng phụ. Trong đó:
- Tác dụng phụ phổ biến: Buồn nôn và nôn;
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Buồn ngủ, đau đầu, viêm miệng, ù tai, chảy nhiều nước mũi, mày đay, phát ban;
- Tác dụng phụ quá mẫn: Phù mạch, co thắt phế quản, nổi mẩn và ngứa, hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp;
Ngoài ra còn một số tác dụng không mong muốn khác như: Chứng đỏ bừng, sốt, ngất, đổ mồ hôi, nhìn mờ, đau khớp, nhiễm axit, rối loạn chức năng gan, co giật, ngừng hô hấp hoặc tim.
3.2. Trường hợp quá liều và cách xử lý
Nếu người bệnh không tuân thủ đúng liều dùng, hấp thu quá liều Acetylcystein có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng như hạ huyết áp, suy hô hấp, tan huyết, đông máu nội mạch rải rác, suy thận... Một số triệu chứng trên có thể do ngộ độc Paracetamol nên người bệnh vẫn cần tiến hành các biện pháp xử lý thông thường.
3.3. Thận trọng và chống chỉ định
Khi điều trị ngộ độc paracetamol, thành phần Acetylcystein có thể gây nôn hoặc làm tình trạng này trầm trọng hơn, người bệnh có nguy cơ xuất huyết dạ dày nên cần cân nhắc giữa nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa trên với hậu quả gây độc gan của Paracetamol để có hướng điều trị bằng Acetylcystein hợp lý.
Bệnh nhân bị hen suyễn hoặc có tiền sử co thắt phế quản khi dùng Acetylcystein phải được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. Khi co thắt phế quản xảy ra, phải dùng thuốc phun khí dung giãn phế quản. Nếu co thắt phế quản vẫn tiến triển, phải ngừng dùng Stacytine 200mg ngay lập tức.
Không nên dùng thuốc Stacytine cho các bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp như: không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrase-isomaltase (SI).
Ngoài ra, người mới dùng thuốc cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc để tránh các tác dụng không mong muốn như: đau đầu, buồn ngủ, nhìn mờ... ảnh hưởng tới an toàn lao động.
Thành phần Acetylcystein vốn là một chất khử nên tương kỵ với các chất oxy hóa. Do vậy người bệnh không nên dùng đồng thời các loại thuốc ho khác hoặc bất cứ loại thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng Stacytine 200mg. Khi có bất kỳ tác dụng phụ hoặc triệu chứng nào kéo dài, diễn tiến nặng hơn trong khi sử dụng thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ đê có hướng xử trí phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.