Lưu ý khi dùng thuốc chống co giật khi sốt cao cho trẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Sốt cao co giật là bệnh hay gặp ở trẻ 6 tháng - 6 tuổi. Đại đa số trường hợp bệnh khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp cần dùng thuốc chống co giật để tránh những tổn hại về não do thiếu 0xy não khi co giật kéo dài gây nên. Việc sử dụng thuốc cho trẻ bị sốt cao co giật cần chú ý tới một số vấn đề quan trọng để ngăn ngừa những tác dụng phụ có thể xảy ra.

1. Tổng quan về sốt cao co giật ở trẻ

1.1 Sốt cao co giật là gì?

Sốt cao co giật là cơn giật xuất hiện khi có đợt sốt cao, thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi 12 - 18 tháng) khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%. Sốt co giật đa số là lành tính, không ảnh hưởng tới não bộ hay trí tuệ của trẻ. Trẻ bị sốt cao co giật cần phải phân biệt với động kinh, viêm não, viêm màng não ở trẻ.

1.2 Biểu hiện trẻ bị sốt cao co giật

Triệu chứng của sốt co giật phụ thuộc vào 2 loại sốt: đơn giản và phức tạp. Cụ thể là:

  • Sốt co giật đơn giản: Thường gặp. Khi bị co giật, trẻ mất ý thức, co giật toàn thân, các cơn co giật thường không kéo dài quá 2 phút, đôi khi có thể kéo dài đến 15 phút. Khi co giật trẻ có thể có thêm các biểu hiện như nôn ói, sùi bọt mép, mắt trợn trắng, tiêu tiểu không kiểm soát. Sau cơn co giật, trẻ có thể buồn ngủ nhưng không bị yếu các chi, sau cơn trẻ tỉnh, không có biểu hiện thần kinh khu trú.
  • Sốt co giật phức tạp: Ít gặp hơn. Khi trẻ bị co giật, cơn co giật có thể kéo dài trên 15 phút, bị sốt co giật lặp lại trong vòng 24 giờ, co giật 1 bên cơ thể, có thể bị yếu tạm thời một cánh tay hoặc một chân sau cơn co giật.

Trẻ bị sốt cao co giật không phải bị bệnh động kinh vì động kinh có đặc điểm là co giật tái diễn và nguyên nhân gây bệnh không bắt nguồn từ cơn sốt
Trẻ bị sốt cao co giật không phải bị bệnh động kinh vì động kinh có đặc điểm là co giật tái diễn và nguyên nhân gây bệnh không bắt nguồn từ cơn sốt

1.3 Nguyên nhân gây sốt co giật ở trẻ

Trẻ sốt cao co giật được hiểu là do bộ não của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ, khả năng điều nhiệt đang còn kém. Khi sốt cao đột ngột, trẻ có thể lên cơn co giật như một cơ chế bảo vệ não bộ tạm thời. Khi trẻ lớn hơn 6 tuổi, não bộ phát triển đầy đủ thì không còn bị sốt cao co giật. Nếu ở tuổi trên 6 tuổi xuất hiện co giật thì nghĩ đến những nguyên nhân co giật khác hơn là sốt cao co giật.

1.4 Làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

  • Đặt trẻ nằm xuống sàn hoặc giường, tránh xa vật cứng, sắc nhọn vì có thể va phải và làm trẻ bị thương;
  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên để chất nôn hoặc nước bọt chảy ra từ miệng dễ hơn;
  • Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ trong cơn co giật, bao gồm cả thuốc để tránh nguy cơ hít sặc;
  • Nới lỏng quần áo cho trẻ, không trùm chăn mền;
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn, liều lượng 10 - 15mg/kg cân nặng;
  • Lưu ý tới thời gian của cơn co giật, nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút thì gọi cấp cứu ngay.

Khi cơn co giật kết thúc, phụ huynh nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân gây sốt. Trẻ có thể phải nhập viện để theo dõi và làm các xét nghiệm nếu bị sốt co giật phức tạp, dưới 12 tháng tuổi bị sốt co giật hoặc trẻ bị sốt co giật kèm theo các triệu chứng bất thường như li bì, cổ cứng, nôn ói,...

2. Dùng thuốc chống co giật khi sốt cao cho trẻ


Dùng thuốc gì dự phòng cơn co giật khi sốt cao?
Dùng thuốc gì dự phòng cơn co giật khi sốt cao?

2.1 Dùng thuốc gì dự phòng cơn co giật khi sốt cao?

Nếu trẻ co giật, đang còn sốt cao và trẻ chưa được sử dụng thuốc hạ sốt thì nên ưu tiên dùng hạ sốt đường hậu môn cho trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú theo dõi đề phòng cơn co giật tái phát. Trẻ càng nhỏ, có tiền sử gia đình có sốt cao co giật càng dễ tái phát. Ở những trẻ đã có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là yếu tố làm cơn co giật tái diễn. Do đó, ngoài việc tránh cho trẻ bị sốt, phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc chống động kinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol và Brufen xen kẽ nhau với liều lượng phù hợp với độ tuổi. Bên cạnh đó, cần điều trị nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Tuy nhiên, thực tế việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên rất nhanh. Trong một số trường hợp, nếu trẻ xuất hiện 2 hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co giật. Thuốc được sử dụng là valproate de sodium (depakine) hoặc phenobarbital (gardenal) theo chỉ định của bác sĩ.

2.2 Những lưu ý khi dùng thuốc chống co giật khi sốt cao cho trẻ

  • Paracetamol

Chỉ định sử dụng khi có các triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Dù không độc với liều điều trị nhưng nếu dùng paracetamol liều cao và dài ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng gan. Đặc biệt, nếu dùng paracetamol kết hợp với một số loại thuốc chống co giật khi sốt cao như phenytoin, barbiturat hoặc carbamazepin có thể làm tăng tính độc hại của thuốc lên gan.

Để giảm nguy cơ dùng thuốc quá liều, phải tuân thủ liều dùng chặt chẽ theo cân nặng hoặc chỉ định của bác sĩ;


Paracetamol được chỉ định sử dụng khi có các triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
Paracetamol được chỉ định sử dụng khi có các triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
  • Brufen

Brufen có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Thời gian hạ sốt và tác dụng hạ sốt của brufen được đánh giá là tốt hơn, thời gian hạ sốt dài hơn. Tuy nhiên, brufen có tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa.

Cụ thể, trên hệ tiêu hóa, thuốc gây buồn nôn, khó tiêu, khó chịu vùng thượng vị, ợ nóng và thậm chí gây loét dạ dày - ruột.

Tác dụng khi phối hợp cùng paracetamol có tác dụng hạ sốt tốt hơn, tuy nhiên, cần sử dụng khi có khuyến cáo của bác sĩ và đúng liều lượng theo cân nặng và khoảng cách thời gian giữa các lần dùng

  • Valproate de sodium (depakine)

Là loại thuốc chống động kinh có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương. Thuốc cũng được chỉ định trong cơn co giật do động kinh.

Sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn đầu điều trị (kiểm soát bằng cách tăng liều dần dần), tăng cân do ăn ngon miệng, giảm tiểu cầu mức độ nhẹ, tăng nhẹ men gan, dị ứng da (hiếm gặp), viêm gan hủy hoại tế bào gan rất nặng (thường xuất hiện trong 6 tháng đầu điều trị, hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi phối hợp nhiều loại thuốc).

Valproate de sodium (depakine) đặc biệt gây độc cho gan nên chống chỉ định với các trường hợp viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính, tiền sử gia đình có viêm gan mạn (đặc biệt là viêm gan do thuốc). Đa số trường hợp tổn thương gan trong 6 tháng đầu điều trị.

Do vậy, khi cho trẻ sử dụng thuốc, cần theo dõi chức năng gan định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, đau bụng,... Cần uống thuốc trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.

  • Phenobarbital (gardenal)

Đây là thuốc chống co giật, an thần và gây ngủ thuộc nhóm barbiturates. Thuốc được chỉ định để phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ. Tác dụng phụ của loại thuốc này bao gồm ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích động ở trẻ em, còi xương và nhuyễn xương (do thoái giáng vitamin D), nhiễm độc da. Khi sử dụng thuốc cần chú ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Tốt nhất khi trẻ bị sốt cao nhưng chưa có biểu hiện co giật, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Đồng thời, cần chú ý phân biệt sốt co giật ngoài hệ thần kinh với sốt cao co giật có biểu hiện thần kinh như mê sảng, mất ý thức, hôn mê, co giật liên tục,... để đưa trẻ đi viện ngay.

Trẻ cần đến khám nếu co giật dưới 6 tháng hoặc trên 6 tuổi, cơn co giật đầu tiên, co giật kèm cứng cổ, thóp phồng, nôn ói nhiều, co giật nhiều lần, tái diễn. Tất cả những trường hợp trên cần phải tìm và loại trừ nguyên nhân.

  • Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe