Antaspan 0.25 là một loại thuốc hướng tâm thần, được bào chế dưới dạng viên nén, với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Clonazepam 0,25mg. Vậy thuốc Antaspan có tác dụng gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
1. Thuốc Antaspan có tác dụng gì?
Clonazepam trong thuốc Antaspan 0.25 thuộc nhóm Benzodiazepin, có tác dụng chống co giật, an thần, giãn cơ và giải lo âu. Hoạt chất này có tác dụng cải thiện tình trạng mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh.
Clonazepam có khả năng gây ức chế qua trung gian của chất ức chế GABA ở sau khớp thần kinh. Các số liệu nghiên cứu trên động vật và khảo sát trên điện não đồ ở người đã cho thấy Clonazepam nhanh chóng làm giảm nhiều loại hoạt động kịch phát của sóng điện não, bao gồm cả sự phóng thích các đỉnh và sóng khi có động kinh cơn nhỏ, sóng đỉnh lan tỏa, sóng đỉnh thấp, các đỉnh thái dương hay các vị trí khác cũng như các sóng và đỉnh bất thường.
Khi sử dụng Clonazepam các bất thường toàn thể của điện não đồ được làm giảm hơn so với những bất thường cục bộ. Theo các kết quả nghiên cứu này, Clonazepam sẽ gây ra những ảnh hưởng thuận lợi trên các chứng động kinh cục bộ cũng như là trên các chứng động kinh toàn thể nguyên phát.
Thuốc Antaspan 0.25 được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Một số thể động kinh như là cơn vắng ý thức hoặc hội chứng Lennox-Gastaut.
- Các rối loạn hoảng sợ, lo âu ở người lớn và trẻ em.
Thuốc Antaspan 0.25 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc Antaspan 0.25.
Lưu ý khi dùng thuốc Antaspan 0.25 trong các trường hợp sau:
- Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về độ an toàn của thuốc Antaspan 0.25 khi sử dụng cho phụ nữ có thai, dự định có thai và phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Antaspan 0.25 cho nhóm đối tượng này cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
- Trẻ em < 12 tuổi.
- Bệnh nhân bị mất điều hòa vận động tủy sống hoặc tiểu não.
- Người có tiền sử nghiện rượu hoặc nghiện ma túy.
- Bệnh nhân có tổn thương gan nặng như là xơ gan.
- Bệnh nhân đang có bệnh đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh gan.
- Bệnh nhân đang điều trị với các loại thuốc tác động lên trung ương hoặc những thuốc chống co giật.
2. Liều lượng và cách dùng thuốc Antaspan 0.25
Thuốc Antaspan 0.25 được sử dụng bằng đường uống, nên uống thuốc với một lượng nước vừa đủ.
Liều thuốc Antaspan 0.25 cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Liều thuốc tham khảo cho người lớn mắc hội chứng hoảng sợ - lo âu như sau:
- Liều ban đầu là 0,25 mg/lần x 2 lần/ ngày.
- Liều duy trì là 1 mg/lần x 1 lần/ ngày.
- Không dùng quá 4 mg/ngày.
Liều dùng của thuốc Antaspan 0.25 cho trẻ em chưa được xác định rõ ràng.
3. Tác dụng phụ của thuốc Antaspan 0.25
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Antaspan 0.25 bao gồm:
- Mệt mỏi.
- Buồn ngủ.
- Mất trương lực cơ.
- Yếu cơ.
- Chóng mặt.
- Choáng váng.
- Mất điều hòa.
- Phản ứng chậm.
- Kém tập trung.
- Lú lẫn.
- Kích động.
- Kích thích.
- Thái độ hung hăng.
- Bồn chồn.
- Sợ sệt.
- Lo âu.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Ác mộng.
- Mề đay.
- Ngứa ngáy.
- Nổi ban.
- Rụng tóc.
- Buồn nôn.
- Đau thượng vị.
- Nhức đầu.
- Giảm tiểu cầu.
- Giảm tình dục.
- Bất lực.
- Tiểu không kiềm chế.
- Dậy thì sớm ở trẻ em.
- Nói chậm hay nói lắp.
- Giảm điều hòa các cử động.
- Đi lảo đảo.
- Các rối loạn thị lực.
Nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thuốc Antaspan 0.25, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ nhân viên y tế.
4. Tương tác của thuốc Antaspan 0.25 với các loại thuốc khác
Thuốc Antaspan 0.25 có thể xảy ra tương tác khi sử dụng cùng các loại thuốc sau:
- Acetaminophen.
- Aspirin.
- Codein.
- Fentanyl.
- Larapam SR (Tramadol).
Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Antaspan 0.25. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Micogyl tablet theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản Antaspan 0.25 ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp lên thuốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.