Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi trị suy giãn tĩnh mạch. Các hoạt chất sẽ thấm qua lớp biểu bì và tác động vào thành tĩnh mạch, thúc đẩy máu lưu thông dễ dàng để giúp giảm triệu chứng bệnh. Khi sử dụng thuốc bôi trị giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần lưu ý một số đặc điểm để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
1. Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch, thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân của bệnh là do chức năng của các mạng tĩnh mạch ở khu vực chi dưới bị suy yếu dẫn tới cản trở quá trình lưu thông máu. Các ven nằm trong tĩnh mạch bị hư hại sẽ làm máu trong tĩnh mạch chảy ngược lại hướng thông thường và vô tình kéo giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch bị kéo giãn kèm với việc hở các van khiến tình trạng giãn tĩnh mạch ngày càng nghiêm trọng theo thời gian.
Suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất là ở chân vì thường xuyên chịu áp lực từ trọng lượng của toàn cơ thể, đồng thời mạch máu ở chân cũng khá dài và phức tạp. Vì vậy, những đối tượng thường phải đứng thường xuyên, trong thời gian dài như giáo viên, công nhân sản xuất,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh lý này do sự gia tăng cân nặng trong thời gian mang thai. Người cao tuổi cũng có khả năng mắc bệnh vì sự lão hóa và suy yếu của các van tĩnh mạch.
2. Những dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở nữ giới và phổ biến trong độ tuổi từ 30 trở lên. Suy giãn tĩnh mạch có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như:
- Chi dưới có cảm giác căng tức, khó chịu và đau rát mỗi khi đứng;
- Thường có triệu chứng tê mỏi chân;
- 2 chân đau khi phải di chuyển nhiều khiến việc vận động trở nên khó khăn;
- Trên bề mặt da xuất hiện các mạch máu nổi rõ;
- Xuất hiện các vết sưng tím không rõ nguyên nhân trên da;
- Bắp chân bị sưng phù. Phần cẳng và mu bàn chân cũng phù nề;
- Vùng da có tĩnh mạch bị suy giãn sẽ trở nên khô rát, ngứa, mỏng và thậm chí bị viêm do quá trình nuôi dưỡng kém.
3. Cách loại thuốc trị suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay có nhiều loại thuốc để điều trị suy giãn tĩnh mạch, gồm cả thuốc dạng uống và dạng bôi. Các thuốc loại thuốc phổ biến để trị suy giãn tĩnh mạch bao gồm:
Thuốc dạng uống
- Viên uống Vascovein: Chứa chiết xuất từ cây phỉ, chết xuất hạt nho, và rutin;
- Natural way Hem care: Gồm có chiết xuất hạt dẻ ngựa, rutin cùng với vitamin E;
- Thuốc Daflon 500 mg;
- Viên uống Circulation & Vein Support: Là các thành phần chiết xuất từ sơn trà, gừng, cây đậu chổi và hạt dẻ ngựa;
- Thuốc Varicornis: Chiết xuất từ hạt nho, hạt Dẻ ngựa và vitamin C là thành phần chính của thuốc;
- Viên nang Rotuven 300: Bao gồm tinh bột, glycerin, chiết xuất hạt Dẻ ngựa, silica.
Thuốc dạng bôi
- Kem Varicofix: Thành phần chính là các hoạt chất được chiết xuất từ các loại thảo dược quý, bao gồm arnica, phytotonine, heparin, ruscus,...;
- Kem Varikosette: Có nguồn gốc từ Nga, bao gồm chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, chiết xuất từ lá bạch quả, tinh dầu hướng dương, mật ong và hoạt chất troxerutin;
- Kem Advanced Clinicals Vein Care: Thành phần gồm chiết xuất từ tảo chlorella vulgaris, tinh dầu hướng dương, vitamin C, ethylhexyl,...;
- Kem Celia: Thành phần gồm Aesculus hippocastanum L được chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, collagen, menthol và glycerin;
- Kem Vascovein: Chiết xuất hạt nho, hạt phỉ và chiết xuất hoa hòe chính là những thành phần chính trong loại kem này.
Các loại trên đều có tác dụng chung như sau:
- Giảm đau ở chân, giảm nhức mỏi, nặng và tê chi dưới;
- Ngừa tình trạng viêm loét ở vùng da có tĩnh mạch suy giãn;
- Phòng ngừa tình trạng chuột rút ban đêm và cảm giác kiến bò gây khó chịu;
- Tăng sức bền của các thành mạch máu, từ đó phòng ngừa các mao mạch bị vỡ;
- Giúp làm giảm tính thấm thành mạch, ức chế các chất gây viêm và nhiễm trùng;
- Phòng ngừa sự hình thành huyết khối tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu;
- Tăng cường sự lưu thông máu của, hạn chế máu bị ứ trệ ở tĩnh mạch.
4. Lưu ý khi dùng các thuốc bôi giãn tĩnh mạch
Các thuốc dạng bôi cũng là một lựa chọn tốt trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Các hoạt chất trong thuốc sẽ thấm qua lớp biểu bì và tác động vào thành tĩnh mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó có tác dụng giảm đau, giảm cảm giác nhức mỏi, tê và nặng chân. Tuy nhiên các loại thuốc bôi trị giãn tĩnh mạch chỉ có tác dụng đối với các trường hợp giãn tĩnh mạch nông. Còn đối với các bệnh nhân bị giãn các tĩnh mạch sâu hơn hoặc bệnh nhân đã có dấu hiệu sưng phồng tĩnh mạch, viêm loét da thì thuốc bôi thường kém hiệu quả.
Khi sử dụng thuốc bôi trị giãn tĩnh mạch, cần lưu ý một số điểm sau để phát huy hiệu quả tối đa:
- Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh sạch sẽ vùng da có tĩnh mạch bị suy giãn và để khô ráo. Lấy một lượng kem vừa phải và thoa đều lên vùng da bị suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân cần bôi thuốc đều đặn 2 hoặc 3 lần mỗi ngày và duy trì thói quen sử dụng thuốc hằng ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
- Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, các loại thuốc bôi còn có khả năng giúp phòng ngừa bệnh ở những đối tượng có nguy cơ cao như người béo phì, giáo viên, người cao tuổi hay phụ nữ đang mang thai.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tốt đã được cấp phép sử dụng. Tuy nhiên, mỗi người có một tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau. Do đó, để đảm bảo việc điều trị bệnh có kết quả tốt nhất, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần đến các bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả khi được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng kéo dài, không chữa trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất hiện huyết khối, tắc mạch phổi, suy hô hấp, suy tim,... Do đó, khi có các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.