Lợi ích của Lecithin với sức khỏe

Với một số lợi ích và rất ít rủi ro, lecithin có thể là một lựa chọn cho những người đang tìm cách cải thiện cholesterol và chức năng nội tạng. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết vì lecithin có sẵn trong các loại thực phẩm và giống như các chất dinh dưỡng khác, tốt nhất nên được hấp thụ ở dạng tự nhiên.

1. Lecithin là gì?

Lecithin là một chất được tìm thấy tự nhiên trong các mô của cơ thể. Nó được tạo thành từ các axit béo và có nhiều mục đích sử dụng trong thương mại và y tế. Lecithin hoạt động như một chất nhũ hóa, có nghĩa là nó làm cho chất béo và dầu không trộn lẫn với các chất khác.

Các chất bổ sung lecithin có thể được mua để giúp điều trị cholesterol cao như một biện pháp hỗ trợ cho con bú và để điều trị viêm loét đại tràng, ...

Lecithin trong thực phẩm thường có nguồn gốc từ hạt hướng dương, trứng hoặc đậu nành, trong đó chủ yếu là từ đậu nành. Mỡ động vật, cá và ngô ít khi được sử dụng để chế biến lecithin. Lecithin đậu nành chủ yếu được bán dưới dạng viên nang, trong khi đó, lecithin hướng dương có cả dạng bột và dạng lỏng. Lecithin hướng dương không phổ biến như đậu nành, nhưng nó là lựa chọn tốt hơn cho những người tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Quá trình chiết xuất cũng ít sử dụng hóa chất hơn lecithin đậu nành.

2. Lecithin có tác dụng gì?

Lecithin có tác dụng gì? Bạn có thể tìm hiểu thông tin về lợi ích của chúng như sau:

2.1. Giảm cholesterol

Lecithin có khả năng làm giảm lượng cholesterol máu. Nhiều nghiên cứu cho rằng nó có thể làm giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL trong máu. Bên cạnh đó, lecithin kết hợp các thành phần khác có trong đậu nành còn có tác dụng thúc đẩy quá trình kiểm soát lượng cholesterol máu.

2.2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Lecithin đậu nành có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, đặc biệt là đối với người có nguy cơ bị huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch. Vì đậu nành rất phức tạp để tiêu hóa, nên cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để phân hủy. Đối với một số người, điều này có giúp tạo cảm giác no sau khi sử dụng.

2.3. Hỗ trợ các bà mẹ đang cho con bú

Một số chuyên gia khuyên dùng lecithin như một giải pháp để ngăn ngừa tắc tia sữa tái phát. The Canadian Breastfeeding Foundation khuyến cáo các bà mẹ ngừa tắc tia sữa bằng cách sử dụng lecithin với hàm lượng 1.200 mg/liều, 4 lần/ngày.

Lecithin ngăn ngừa tắc tia sữa nhờ khả năng làm giảm độ nhớt của sữa mẹ. Tuy nhiên, nó không được sử dụng như một phương pháp điều trị tắc tia sữa. Bạn có thể xử trí tắc tia sữa bằng cách khác như:

  • Chườm ấm
  • Mát xa
  • Sử dụng máy hút sữa
  • Dẫn lưu ổ áp xe vú
  • Nhờ tư vấn của bác sĩ
  • Báo cáo triệu chứng của viêm như cảm giác sốt cho bác sĩ

2.4. Giúp cải thiện tiêu hóa

Lecithin đã được thử nghiệm ở những người bị viêm loét đại tràng để cải thiện chức năng tiêu hóa. Chất tạo nhũ của lecithin góp phần vào một phản ứng dây chuyền giúp cải thiện chất nhầy trong ruột, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn và bảo vệ lớp niêm mạc mỏng manh của hệ tiêu hóa.

Ngay cả khi không bị viêm loét đại tràng, bạn có thể cân nhắc sử dụng lecithin nếu bị hội chứng ruột kích thích hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.


Lecithin giúp hỗ trợ và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa
Lecithin giúp hỗ trợ và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa

2.5. Có thể chống lại các triệu chứng sa sút trí tuệ

Lecithin chứa choline - một chất dẫn truyền thần kinh nên có thể cải thiện chức năng não bộ. Một chế độ ăn uống giàu choline có thể làm trí nhớ nhạy bén hơn, giúp ích cho những người mắc bệnh Alzheimer.

Hiện có nhiều mâu thuẫn về lợi ích của lecithin trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nhưng các nghiên cứu đang có nhiều hứa hẹn.

2.6. Làm dịu và dưỡng ẩm da

Lecithin có trong thành phần của một số sản phẩm chăm sóc da. Nó được sử dụng như một chất làm mềm, làm cho da mịn màng bằng cách phục hồi quá trình hydrat hóa.

Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng cho thấy lecithin khi được sử dụng một mình có thể chữa khỏi mụn trứng cábệnh chàm.

3. Rủi ro và biến chứng

Người bị dị ứng trứngdị ứng đậu nành nên đọc kỹ nhãn sản phẩm để chọn mua loại lecithin phù hợp, để tránh các phản ứng dị ứng.

Lecithin có thể được tìm thấy rất nhiều trong các sản phẩm trứng và thịt động vật. Tuy nhiên, lecithin tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm này không chứa bất kỳ rủi ro nào.

Các chất bổ sung không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ giám sát chất lượng nên các tác dụng và tác dụng phụ chưa được tìm hiểu rõ. Những người dùng lecithin cần phải lưu ý các khuyến nghị về liều lượng và không được vượt quá 5.000 miligam mỗi ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe