Lóc tách động mạch cảnh - Những điều cần biết

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Xuân Thiên - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Lóc tách động mạch cảnh thường gặp ở người trẻ tuổi; bệnh có những biểu hiện và triệu chứng tương tự các bệnh lý khác, nên rất khó để chẩn đoán bệnh ở lần đầu tiên khi người bệnh đến khám. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác bệnh đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh giảm thiểu tỷ lệ tử vong và di chứng của bệnh gây ra.

1. Lóc tách động mạch cảnh là gì?

Lóc tách động mạch cảnh là khi các lớp của thành động mạch cảnh bị tách ra. Tổn thương này làm ảnh hưởng dòng tưới máu não và có thể dẫn đến đột quỵ. Hơn nữa nó có thể xảy ra ở đoạn nội sọ hoặc ngoại sọ, gây ra xuất huyết dưới nhện hoặc biểu hiện như đột quỵ thiếu máu não.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Lóc tách động mạch cảnh thường xảy ra tự phát khi có hiện tượng xé rách lớp nội mạc của động mạch cảnh tạo nên khối máu tụ ở thành mạch. Hiện tượng xé rách này có thể tự phát hoặc do chấn thương. Khối máu tụ trong thành mạch gây ra hẹp và kết quả hình thành cục máu đông trong thành mạch.

Lóc tách do chấn thương có thể do chấn thương đụng dập hoặc do chấn thương xiên. Chấn thương đụng dập có thể nặng nề (như tai nạn xe,...) cũng có thể nhẹ nhàng (như do những bài tập tác động cột sống cổ,...). Tai nạn giao thông khi phương tiện giảm tốc nhanh có thể làm cho cổ ưỡn quá mức hoặc xoay dẫn tới hiện tượng xé rách lớp nội mạc của động mạch cảnh.

Lóc tách động mạch cảnh tự phát thường xảy ra ở những trường hợp có tiền sử gia đình có người phình tách. Hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos, loạn sản sợi cơ và các rối loạn mô liên kết khác làm tăng nguy cơ của bệnh này. Mỏm trâm dài ở hội chứng Eagle cũng có thể gây ra lóc tách động mạch cảnh tự phát.

3. Dịch tễ

Lóc tách động mạch cảnh gặp ở mọi lứa tuổi. Chúng chiếm 2.5% trong tất cả các loại đột quỵ. Là nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp ở những người dưới 40 tuổi. Ở tất cả những người trẻ, 20% tổn thương mạch máu não do tai nạn gây lóc tách động mạch chủ. Tuổi trung bình của bệnh là 40, và dường như tỷ lệ ở nam giới cao hơn một chút so với nữ giới


Lóc tách động mạch cảnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Lóc tách động mạch cảnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi

4. Sinh lý bệnh

Lớp nội mạc của thành động mạch đột ngột bị xé rách do các yếu tố được liệt kê ở trên, tạo dòng máu chảy vào lớp trong của thành động mạch, đây là điều kiện thuận lợi hình thành khối máu tụ ở đó và tạo thành lòng giả trong thành động mạch.

Khi máu vào bên trong lòng giả sẽ gây hẹp và có thể dẫn đến hẹp hoàn toàn động mạch cảnh. Đây là quá trình động có thể làm hẹp lòng mạch hoặc làm giãn thành động mạch, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của khối máu tụ hướng vào bên trong hay bên ngoài của lòng mạch.

Quá trình này dẫn đến đột quỵ nếu gây tắc hoàn toàn mạch cảnh. Nó có thể còn là nơi phát sinh hình thành huyết khối có thể gây lóc tách ở những đoạn khác, có thể gây ra hiện tượng đột quỵ thiếu máu não thoáng qua. Nếu mạch máu vỡ ra đoạn ở trong sọ có thể gây ra xuất huyết dưới nhiện hoặc có thể tạo nên túi giả phình.

5. Triệu chứng lâm sàng

Có vô vàn biểu hiện lâm sàng khác nhau của bệnh lóc tách động mạch cảnh, do đó việc chẩn đoán bệnh thực sự là một thách thức lớn đối với thầy thuốc lâm sàng.

Biểu hiện của bệnh có thể từ không có triệu chứng cho đến biểu hiện của một tình trạng đột quỵ não cấp. Những triệu chứng kinh điển được mô tả như: Đau đầu, đau mắt đau mặt và đau cổ. Đau thường xuất hiện ở một bên.

Hội chứng Horner có thể biểu hiện nếu khối máu tụ ở cổ gây ra đè ép đám rối thần kinh giao cảm cổ. Khi triệu chứng như đột quỵ biểu hiện với những triệu chứng này có thể làm chẩn đoán ít khó khăn hơn. Tiền sử gia định có bệnh lóc tách động mạch cảnh hoặc rối loạn mô liên kết có thể là một dấu hiệu nghi ngờ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Hoàn cảnh xuất hiện bệnh (sau chấn thương) có thể gợi ý để chẩn đoán bệnh rõ ràng hơn, tuy nhiên đối với chấn thương nhẹ (như các liệu pháp tác động cột sống cổ trong trị liệu) cũng sẽ gây khó khăn hơn. Không may mắn là nhiều trường hợp không có biểu hiện đau cũng không có cơ chế gây tổn thương rõ ràng gây khó khăn cho việc chẩn đoán đúng.

6. Chẩn đoán

Việc khai thác kỹ tiền sử gia đình có thể hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, nhiều phương tiện có thể giúp xác định chẩn đoán bệnh như:


Siêu âm động mạch cảnh là biện pháp chẩn đoán ít xâm lấn
Siêu âm động mạch cảnh là biện pháp chẩn đoán ít xâm lấn

7. Điều trị

Điều trị lóc tách động mạch cảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nguyên nhân chấn thương hay tự phát, và liệu người bệnh có biểu hiện đột quỵ hay không. Vị trí lóc tách đoạn trong hay ngoài sọ cũng làm thay đổi kế hoạch điều trị. Chảy máu hoạt động kết hợp với sự lan rộng khối máu tụ cũng là yếu tố để quyết định điều trị.

Nếu không có chống chỉ định, có thể sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, hoặc thuốc chống đông toàn thân để giảm thiểu nguy cơ của đột quỵ. Đặt stent mạch cảnh có thể được tiến hành đặc biệt nếu có chống chỉ định sử dụng thuốc chống động hoặc nếu điều trị nội khoa thất bại, tỷ lệ tái phát trong vòng một năm là 0-10%

Lóc tách động mạch cảnh có thể gây ra triệu chứng nhẹ, trung bình hoặc khiếm khuyết thần kinh nặng thậm chí là tử vong. Tiên lượng bệnh rất đa dạng phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán xác định đã có biến cố đột quỵ chưa. Tất cả bệnh nhân đều có nguy cơ rất cao của đột quỵ não, chảy máu trong sọ và biệt điều trị bằng thuốc chống đông cũng làm tăng nguy cơ này.

Đây là một bệnh hiếm và rất khó chẩn đoán. Biểu hiện bệnh đa dạn từ nhẹ đến những triệu chứng đe dọa tính mạng. Mục đích việc điều trị là làm giảm thiểu nguy cơ của đột quỵ và làm nặng thêm các biểu hiện triệu chứng bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe