Loạn cảm đau (Allodynia) là gì?

Đau chính là một trong những cơ chế bảo vệ của cơ thể, triệu chứng đau báo hiệu cho con người một điều gì đó có hại. Tuy nhiên, đối với những người bệnh bị loạn cảm đau, họ lại cảm thấy rất đau dù cho không có gì gây ra đau cả, ví dụ như dùng vài sợi lông vuốt lên da họ. Triệu chứng chính và dễ nhận biết nhất của loạn cảm đau chính là người bệnh có cảm giác đau đến từ những kích thích không gây đau.

1. Loạn cảm đau Allodynia là gì?

Loạn cảm đau allodynia có thể là triệu chứng của một số bệnh lý thần kinh hoặc nó xuất hiện một cách đơn độc và tính chất đau cấp tính. Tuy nhiên, loạn cảm đau lại không phải là tăng đáp ứng với kích thích gây đau.

Thông thường, có một số người cảm thấy đau dữ dội mặc dù đó là tổn thương rất nhỏ. Cảm giác đau sẽ tăng lên hoặc sẽ tăng nhạy cảm với kích thích đau nhẹ, trường hợp này được gọi là tăng cảm đau. Những người bị loạn cảm đau lại cảm thấy đau ngay khi va chạm mà thực tế điều đó lại không hề gây ra đau đớn gì.

Dựa trên nguyên nhân loạn cảm đau được chia làm 3 nhóm chính. Trong cả 3 nhóm, triệu chứng đau vẫn là chính. Một người có thể bị 1 loại loạn cảm đau nhưng có một số người lại bị cả 3 loại loạn cảm đau. Các nhóm loạn cảm đau bao gồm:

  • Loạn cảm giác đau xúc giác: Với loại này, người bệnh sẽ có cảm giác đau do chạm. Chạm ở đây có nghĩa bao gồm ma sát giữa quần áo với da, vì dụ như quần áo bó chặt, thắt lưng, dây đai áo ngực...
  • Loạn cảm đau cơ học: Loại loạn cảm đau này được gây ra bởi sự chuyển động trên da. Cụ thể, đau có thể xảy ra nếu người bệnh dùng một chiếc khăn để lau khô sau khi tắm, khăn trải giường lướt qua hoặc thậm chí là không khí từ quạt thổi qua da cũng có thể khiến người bệnh bị đau.
  • Loạn cảm đau nhiệt: Loại loạn cảm đau này thường do nhiệt hoặc lạnh mặc dù nhiệt chỉ ở mức vừa phải, tuy nhiên nó vẫn gây tổn thương cho mô của người bệnh.

Loạn cảm đau allodynia có thể là triệu chứng của một số bệnh lý thần kinh
Loạn cảm đau allodynia có thể là triệu chứng của một số bệnh lý thần kinh

2. Nguyên nhân loạn cảm đau

Hiện nguyên nhân gây loạn cảm đau vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, loạn cảm đau có thể xảy ra bởi sự tăng đáp ứng hoặc là do thụ thể nhận cảm đau. Nhưng một số tình trạng bệnh lý sau đây có thể làm gia tăng nguy cơ loạn cảm đau:

  • Bệnh đau nửa đầu: Đau đầu thường kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Theo nghiên cứu, có tới 80% người bị đau nửa đầu có kèm theo dấu hiệu đau nửa đầu.
  • Đau thần kinh sau zona: Đây chính là một biến chứng của bệnh zona, nó có thể khiến các sợi thần kinh tổn thương, từ đó dẫn đến đau thần kinh dai dẳng và liên quan đến loạn cảm đau.
  • Đau cơ xơ hóa: Đau cơ xơ hóa gây ra đau toàn thân. Đau cơ xơ hóa có thể liên quan đến di truyền và nó có mối liên hệ giữa loạn cảm đau.
  • Đái tháo đường: Những người bị bệnh đái tháo đường lâu ngày có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương, từ đó làm tăng khả năng người bệnh bị loạn cảm đau. Bên cạnh đó đái tháo đường có thể làm giảm NGF dẫn đến tăng cảm đau và loạn cảm đau cho người bệnh.
  • Hội chứng đau vùng phức hợp: Hội chứng này chính là tình trạng đau kéo dài và nó có xu hướng ảnh hưởng đến một chi, điển hình là khi người bệnh từng bị chấn thương tại vị trí vùng này.

3. Triệu chứng loạn cảm đau

Đau chính là một trong những cơ chế bảo vệ của cơ thể, triệu chứng đau báo hiệu cho con người một điều gì đó có hại. Tuy nhiên, đối với những người bệnh bị loạn cảm đau, họ lại cảm thấy rất đau dù cho không có gì gây ra đau cả, ví dụ như dùng vài sợi lông vuốt lên da họ. Triệu chứng chính và dễ nhận biết nhất của loạn cảm đau chính là người bệnh có cảm giác đau đến từ những kích thích không gây đau. Triệu chứng này có thể sẽ thay đổi từ nhẹ cho đến mức độ trầm trọng. Có một số người bệnh sẽ cảm thấy đau bỏng rát, trong khi người khác lại cảm thấy nhức hay đau như bị ai đó siết chặt.

Hội chứng loạn cảm đau có thể khiến cho các hoạt động bị rối loạn, từ đó chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm. Biến chứng thường gặp của loạn cảm đau bao gồm: người bệnh trầm cảm, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, stress,...

4. Điều trị loạn cảm đau

Việc điều trị đặc hiệu cho bệnh loạn cảm đau hiện chưa có. Mục tiêu điều trị loạn cảm đau chính là giảm đau bằng cách dùng thuốc hoặc người bệnh thay đổi lối sống. Các phương pháp hỗ trợ điều trị gồm:Các loại thuốc điều trị loạn cảm đau đó là:

  • Thuốc Pregabalin: Đây là loại thuốc dùng để điều trị đau thần kinh liên quan đến bệnh zona, chấn thương cột sống, đái tháo đường hay đau cơ xơ hóa. Do vậy, loại thuốc này cũng có thể giúp giảm đau trong bệnh loạn cảm đau.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ: Một số loại thuốc giảm đau tại chỗ như kem và thuốc mỡ có chứa lidocain; thuốc giảm đau không chứa steroid cũng có thể mang lại hiệu quả cho người bệnh.

Kiểm soát cơn đau:

  • Để kiểm soát cơn đau, người bệnh có thể châm cứu và xoa bóp, tuy nhiên phương pháp này cũng có thể không sử dụng được với một số người bị loạn cảm đau vì quá trình thực hiện phải đụng chạm và có thể dẫn đến sự khó chịu.

Việc điều trị đặc hiệu cho bệnh loạn cảm đau hiện chưa có
Việc điều trị đặc hiệu cho bệnh loạn cảm đau hiện chưa có

Điều trị bệnh lý gây ra hội chứng loạn cảm đau:

  • Một số bệnh lý có thể là yếu tố gây loạn cảm đau, do đó nếu điều trị các bệnh lý này thì cũng có thể giúp ích trong việc kiểm soát triệu chứng.

Thay đổi lối sống:

  • Việc thay đổi lối sống như tập thể dục nhẹ, chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc sẽ mang lại hiệu quả cho người bệnh.
  • Từ bỏ hút thuốc lá sẽ mang lại hiệu quả ở nhiều mức độ, từ cải thiện tuần hoàn đến giảm các triệu chứng viêm.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh không chữa khỏi hoàn toàn được bệnh loạn cảm đau, tuy nhiên một lối sống lành mạnh lại hoàn toàn giúp tăng cường sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
  • Căng thẳng stress có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn, do đó người bị loạn cảm đua nên hạn chế căng thẳng một cách tốt nhất.

Xác định và hạn chế các tác nhân gây đau:

  • Việc xác định và hạn chế các tác nhân gây đau càng nhiều thì sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa cảm giác đau. Dù không thể giới hạn tất cả các tác nhân gây đau đó nhưng một số thay đổi có thể giúp ích trong việc điều trị loạn cảm đau.

Loạn cảm đau là tình trạng đau cấp tính, không đe dọa đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nó lại khiến cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến lo lắng và nhiều bệnh lý tâm thần khác. Do đó, ngay khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng của loạn cảm đau thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Bởi được tiếp cận một cách toàn diện để điều trị có thể sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh cũng như kiểm soát được tình trạng tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe