Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Tấn Phúc - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Nếu bạn đã mắc bệnh trong một thời gian dài mà không biết thì có thể bạn đã vô tình truyền bệnh này cho các thành viên khác trong gia đình. Mặc dù viêm gan C không dễ mắc, nhưng bạn vẫn cần phải thực hiện một vài biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
1. Viêm gan C lây truyền thế nào?
Viêm gan C chỉ lây lan qua tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh.
Các hành động làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở mức độ cao bao gồm:
- Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc bất cứ dụng cụ gì liên quan đến tiêm chích thuốc nghiện: từ ống tiêm, kim tiêm, đầu điếu thuốc lá hoặc đầu ống thuốc hít có thể dính máu từ môi nứt nẻ hoặc chảy máu cam, nếu có một lượng máu nhỏ thì có thể truyền virus viêm gan C.
- Dụng cụ dùng để xăm không được khử trùng sau khi sử dụng hoặc mực xăm có chứa máu đểu có thể lây virus viêm gan C.
- Truyền máu ở các quốc gia không thực hiện sàng lọc bệnh viêm gan C khi hiến máu.
- Không thực hiện khử trùng trang thiết bị y tế hoặc thực hiện nhưng không sạch thì vẫn có thể lây lan virus.
- Nghi lễ hiến máu hoặc cắt máu có chia sẻ các công cụ hoặc trao đổi máu giữa nhiều người với nhau làm tăng nguy cơ có thể truyền virus viêm gan C.
Các hành động làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở mức độ trung bình, bao gồm:
- Sử dụng chung hoặc không vệ sinh các dụng cụ dùng để chải và vệ sinh cá nhân, bao gồm dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng tay hoặc bất cứ dụng cụ nào khác có thể có máu của bạn trên đó. Bạn cần che bất kỳ vết thương hở hoặc vết loét bằng băng, vứt cẩn thận băng vệ sinh, tampon, khăn giấy, bỉm đã sử dụng và bất cứ thứ gì khác có thể có máu trên đó.
- Quan hệ tình dục không an toàn. Mặc dù rất hiếm, nhưng bạn có thể lây cho người khác hoặc bị nhiễm từ người khác, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc thực hiện các hành động tình dục bạo lực như fisting, ngoài ra, sẽ làm tăng khả năng nhiễm virus HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
- Mang thai và sinh nở. Đây là một nguy cơ khi sản phụ truyền bệnh cho con trước hoặc trong khi sinh, tỉ lệ này tăng lên nếu sản phụ có nhiễm virus HIV.
- Bị kim đâm - đây là sự cố thường gặp của nhân viên y tế.
Những hành động không lây truyền virus viêm gan C, bao gồm:
- Ho
- Hắt xì
- Ôm
- Hôn
- Cho con bú (trừ khi núm vú bị nứt hoặc chảy máu)
- Dùng chung dụng cụ nấu ăn hoặc kính mắt
- Nói chuyện thông thường
- Chia sẻ thức ăn và nước uống
- Muỗi hoặc côn trùng khác
2. Khả năng lây nhiễm viêm gan C từ tình dục?
Viêm gan C có thể lây lan qua quan hệ tình dục, nhưng rất hiếm xảy ra và càng hiếm hơn khi chung thủy một vợ một chồng. Trên thực tế, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) xem xét nguy cơ lây truyền qua đường tình dục giữa các cặp vợ chồng chung thủy đến mức thậm chí không khuyến nghị sử dụng bao cao su. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy viêm gan C lây lan khi quan hệ tình dục bằng miệng. Nhưng bạn nên tránh dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng tay và quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn bị nhiễm HIV hoặc quan hệ tình dục với nhiều người thì bạn nên sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân và người khác.
3. Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C?
Nguy cơ mắc viêm gan C tăng lên khi:
- Tiêm chích thuốc phiện hoặc chất kích thích khác dù chỉ một lần
- Được sinh ra từ năm 1945 đến năm 1965
- Được truyền các yếu tố đông máu trước năm 1987
- Được truyền máu hoặc cấy ghép nội tạng trước tháng 7 năm 1992
- Được truyền máu hoặc nội tạng từ người hiến tặng có kết quả dương tính với viêm gan C
- Đang lọc máu
- Nhân viên Y tế trực tiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh
- Có nhiễm HIV
- Được sinh ra từ mẹ bị nhiễm virus viêm gan C
- Đang ở tù hoặc đã ở tù
- Thực hiện các kỹ thuật hoặc hành động xâm lấn hoặc xăm hình bằng các dụng cụ không được tiệt khuẩn hoàn toàn.
4. Bạn có thể bị tái nhiễm bệnh?
Có. Nếu bạn đã bị nhiễm và điều trị thành công thì bạn vẫn có thể bị tái nhiễm virus viêm gan C.
5. Bạn có thể hiến máu hay nội tạng không?
Một trong những chống chỉ định hiến máu là những người hiến tặng có dấu hiệu bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm máu dương tính với viêm gan C. Nhưng bạn có thể vẫn được thực hiện hiến tặng nội tạng hoặc mô do vì nguy cơ lây truyền thấp và viêm gan C có thể chữa được nên người được nhận có thể chấp nhận rủi ro này, so với việc tìm kiếm được người hiến tạng tương thích với người nhận thì khó hơn rất nhiều.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai các Gói khám tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau trong đó có gói tầm soát ung thư gan – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng. Khi đăng ký Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan khách hàng sẽ được:
- Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu qua hẹn khám chuyên khoa Ung bướu.
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
- Đánh giá chức năng gan qua các xét nghiệm như đo hoạt độ ALT (GPT), đo hoạt độ AST (GOT), đo hoạt độ GGT (Gama Glutamyl Transferase), định lượng Bilirubin toàn phần.
- Tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C qua xét nghiệm HBsAg test nhanh và xét nghiệm HCV Ab miễn dịch tự động.
- Tầm soát ung thư gan qua xét nghiệm định lượng AFP (Alpha Fetoproteine).
- Tầm soát u gan bằng siêu âm ổ bụng (tổng quát).
Sàng lọc bệnh lý ung thư gan, giúp phát hiện giai đoạn sớm ung thư gan để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com