Bệnh lao da là một loại bệnh nhiễm trùng mãn tính do vi khuẩn Mycrobacterium Tuberculosis, M. ovis và cũng có thể do trực khuẩn Calmette-Guerin gây ra. Biểu hiện lâm sàng của lao da có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của cơ thể và vị trí nhiễm trùng.
1. Tìm hiểu tổng quan về bệnh lao da
Bệnh lao da (TB) thực chất là sự xâm lấn qua da gây ra bởi tác nhân là vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis – cùng chủng vi khuẩn gây ra bệnh lao phổi.
Lao da là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trong thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, việc cải thiện thói quen vệ sinh trong dân số nói chung, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sự ra đời của vắc-xin BCG trong phòng ngừa bệnh lao nói chung, tỷ lệ mắc bệnh lao da đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, gần đây, với sự tăng cao của tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV, các chủng lao da đa kháng thuốc đã xuất hiện, khiến bệnh lao da trở lại và số lượng bệnh nhân đang điều trị ức chế miễn dịch ngày càng tăng.
2. Phân loại lao da
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng: nốt sần, sần viêm, loét da mãn tính... và các tổn thương khác. Xác biến thể của bệnh lao da cũng có thể được phân loại tùy theo số lượng vi khuẩn trên da của bệnh nhân.
Nhìn chung, các loại bệnh lao da có thể được phân loại theo bảng sau:
Trong số các loại trên, Lupus Vulgaris là loại lao da thường gặp nhất, thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và có các hình thái sau:
- Lupus lao phẳng: các cù lao sẽ nổi cao trên bề mặt da và có kích thước nhỏ (từ 1 mm – 3 mm). Khi ấn vào sẽ xuất hiện màu vàng.
- Lupus lao vẩy nến: trên mặt các tổn thương xuất hiện lớp vảy dày.
- Lupus lao loét: trên da xuất hiện nhiều vết viêm loét nông, có hạt và mủ bên trong.
- Lupus lao mì: các tổn thương sần sùi như hạt cơm.
3. Bệnh lao da có lây không?
Thông thường, lao da thường là dạng phát triển từ trực khuẩn được di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài. Nói cách khác, bệnh lao da là biến thể từ nhiều thể lao khác như lao phổi, lao hạch... Lao da nguyên phát là rất hiếm.
Một số con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da như sau:
- Đường máu: một số mạch máu từ ổ lao có thể bị phá hủy và khiến vi khuẩn lao xâm nhiễm trực tiếp vào máu, từ đó di chuyển đến khắp các cơ quan khác và đến da. Đường lây nhiễm này thường gây ra lupus lao, lao hạch, lao sẩn hoại tử,...
- Đường lympho: trực khuẩn sẽ len theo các khe gian bào và mạch lympho đến vùng tổn thương trên da, thường gây ra lao hạch.
4. Phòng ngừa bệnh lao da như thế nào?
Cho đến nay, tiêm phòng vắc-xin BCG là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh lao nói chung và lao da nói riêng.
BCG (Bacille Calmette-Guerin là một loại vắc xin phòng ngừa lao, thường được khuyến khích tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa nhiều hình thái của lao nguy hiểm. Đối với người trưởng thành và chưa từng chủng ngừa lao trước đây cũng nên được tiêm phòng.
Bài viết tham khảo nguồn: NCBI
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.