Chậm nói ở trẻ nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp, thậm chí dễ bỏ qua các bệnh lý đi kèm. Chính vì vậy các phụ huynh cần nắm rõ bé bị chậm nói phải làm sao để sớm giúp trẻ phát triển bình thường như trẻ cùng lứa tuổi.
1. Trẻ chậm nói có sao không?
Một trong những nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ khi trẻ bị chậm nói là “Liệu con tôi có bị tự kỷ không?”. Tuy nhiên không phải cứ chậm nói là bị tự kỷ, chậm nói còn có thể là dấu hiệu của các bệnh khuyết tật phát triển như rối loạn ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, mất thính giác hay thậm chí chỉ là do trẻ phát triển chậm, sau một thời gian thì sẽ phát triển bình thường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 70% trẻ từ 12 - 14 tháng hoặc thậm chí 18 tháng tuổi không biết nói và được xác định không mắc phải chứng tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển nghiêm trọng khác. Do đó bạn cũng không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan về tình trạng chậm nói của trẻ. Cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.
2. Trẻ em chậm nói phải làm sao?
2.1 Cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân
Cách tốt nhất khi trẻ bị chậm nói là đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua những bài kiểm tra để đánh giá về tình trạng của trẻ:
- Trẻ có thể hiểu gì? (khả năng tiếp thu ngôn ngữ)
- Trẻ có thể diễn đạt ngôn ngữ không?
- Trẻ có những cử chỉ như chỉ trỏ, lắc đầu... không?
- Khả năng phát âm của trẻ
- Tình trạng răng miệng của trẻ (mũi, miệng, lưỡi, vòm miệng...)
Bé chậm nói làm thế nào? Nếu chậm nói do khiếm khuyết cơ thể thì phụ huynh cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu chậm nói tâm lý thì phụ huynh cần cải thiện cách thức giao tiếp hằng ngày của mình với trẻ.
2.2 Dạy trẻ nói hàng ngày
Phụ huynh cần có sự điều chỉnh cách giao tiếp và thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.
- Đối với những trẻ mới bắt đầu tập nói, ban đầu bạn nên dạy trẻ những âm thanh đơn giản như bố, mẹ... để trẻ có thể bắt chước theo. Bạn cũng có thể vừa nói vừa kết hợp với hành động để giúp trẻ mở rộng vốn từ, biết gắn kết các từ và đồ vật lại với nhau. Tức là nói về cái gì thì sẽ chỉ tay cho trẻ thấy thứ đó, tăng cường giao tiếp bằng mắt với trẻ....
- Đọc sách cho trẻ nghe cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Hãy tìm những loại sách, truyện có hình ảnh sinh động và màu sắc tươi vui phù hợp với lứa tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú.
- Chú ý vào việc gọi tên chính xác, ngắn gọn mọi thứ xung quanh để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.
- Liên tục thay đổi vật dụng, môi trường tập nói để tạo hứng thú tương tác cho trẻ cũng là điều cần làm.
- Không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
2.3 Cho trẻ giao lưu với bạn bè để kích thích nhu cầu giao tiếp
Ngoài việc dạy trẻ nói mỗi ngày, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi, giao lưu với những bé cùng trang lứa để kích thích nhu cầu giao tiếp, giúp trẻ dễ nói hơn.
Bạn có thể cho trẻ đi nhà trẻ, khuyến khích trẻ chơi chung với các bạn ở gần nhà hoặc tổ chức các buổi dã ngoại để trẻ có nhiều cơ hội kết bạn hơn. Khi trẻ nhà bạn được tiếp xúc nhiều với những đứa trẻ cùng tuổi, chúng sẽ trở nên tự tin, nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ.
3. Khám cho trẻ chậm nói ở đâu?
Việc lựa chọn các cơ sở y tế để khám cho trẻ cũng là một vấn đề quan trọng. Cần lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng chuyên môn cao và trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để có được kết quả chẩn đoán chính xác, hướng can thiệp điều trị hợp lý.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe VƯƠNG NÃO KHANG
Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm tăng động, tự kỷ
Bệnh viện Nhi Trung ương chứng minh Vương Não Khang giúp hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của trẻ tự kỷ: Tăng khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, ghi nhớ, giảm hành vi tăng động, rối loạn giấc ngủ của trẻ. Sản phẩm không có tác dụng phụ khi sử dụng.
Vương Não Khang hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não.
Thành phần: Đinh lăng, thăng ma, ginkgo biloba, natri succinate, coenzyme Q10, acid folic, vitamin B6, taurine.
Đối tượng sử dụng: Trẻ tự kỷ, tăng động dẫn tới rối loạn giấc ngủ. Trẻ em cần tăng cường hoạt chất cho não bộ.
Tiếp thị bởi: Công ty CP KD DV & TM Nam Phương.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY
(XNQC: 2211/2020/XNQC -ATTP)
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.