Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc, thường bắt đầu từ thời thiếu niên hoặc ở trẻ vị thành niên. Trên toàn thế giới hiện nay, khoảng 20% thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn về hành vi và cảm xúc cần phải được điều trị. Đây là bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên.

1. Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?

Trên toàn thế giới hiện nay, khoảng 20% thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn về hành vi và cảm xúc cần phải được điều trị. Đây là bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên.

Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc, thường bắt đầu từ thời thiếu niên hoặc ở trẻ vị thành niên. Khi mắc các rối loạn này, trẻ em thường không tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường của xã hội.

Rối loạn hành vi gồm 2 loại dựa trên độ tuổi khởi phát: rối loạn hành vi thể khởi phát trẻ em ( trẻ dưới 10 tuổi) và rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên (sau 10 tuổi).

Trẻ bị rối loạn hành vi cần phải được điều trị. Đồng thời cần có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giúp cho bệnh rối loạn hành vi ở trẻ đạt kết quả tốt nhất.

2. Biểu hiện và triệu chứng của trẻ bị rối loạn hành vi


Trẻ bị rối loạn hành vi thường cư xử rất hung hãn với mọi người hoặc mọi vật xung quanh
Trẻ bị rối loạn hành vi thường cư xử rất hung hãn với mọi người hoặc mọi vật xung quanh

Trẻ bị rối loạn hành vi thường rất khó khăn để kiểm soát hành vi của bản thân và không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào đã đặt ra.

Các hành động do người bị rối loạn hành vi thường thể hiện một cách bột phát mà không lường được hậu quả của hành động đó. Người bệnh cũng không quan tâm tới cảm xúc của người khác.

Rối loạn hành vi ở trẻ em có thể biểu hiện qua các triệu chứng sau đây:

  • Người mắc bệnh rối loạn hành vi thường kéo dài tối thiểu từ 3- 6 tháng
  • Cư xử hung hãn với mọi người xung quanh, kể các với các đồ vật hoặc con vật...
  • Thường phá phách, trốn học, đánh nhau
  • Hay nói dối
  • Có những hành động gây hại cho những người xung quanh
  • Cô lập bản thân, thu mình khỏi xã hội
  • Tăng động, giảm chú ý
  • Trẻ bị rối loạn hành vi thường chán ăn hoặc ăn rất nhiều
  • Có những hành động gây hại tới bản thân
  • Gặp khó khăn trong việc tiếp thu và diễn đạt thông tin, khó khăn khi tính toán, nói, viết...
  • Không chuyện trò, giao tiếp

Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải điều trị về các bệnh lý tâm thần.

Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên hiện nay vô cùng phức tạp. Khi rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, thanh thiếu niên thường có hành vi tử tự. Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như nói nhiều, đi lại nhiều, dễ bị kích động, hay cáu gắt. Ở giai đoạn ức chế, trẻ có biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, tự ti.

3. Nguyên nhân của bệnh rối loạn hành vi trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em. Thường thì ít khi chỉ do một nguyên nhân chính xác nào đó. Một số yếu tố gây nên gồm:

  • Do các yếu tố sinh học như yếu tố di truyền, các rối loạn chuyển hóa...
  • Do các chấn thương như chấn thương não, tổn thương hệ thần kinh trung ương.
  • Do các yếu tố từ môi trường tác động như trẻ bị bạo hành từ nhỏ, gia đình không hạnh phúc, gặp biến cố lớn ảnh hưởng tới tâm lý...

Bệnh lý này sẽ có thể tiến triển thành bệnh tâm thần nếu không được thăm khám kịp thời và điều trị sớm.


Gia đình không hạnh phúc có thể khiến hành vi của bé bị ảnh hưởng
Gia đình không hạnh phúc có thể khiến hành vi của bé bị ảnh hưởng

4. Tác hại của bệnh rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.

  • Gây hại tới bản thân bằng những hành động bộc phát, không suy nghĩ
  • Những hành động thô bạo gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và những người xung quanh
  • Khó thích nghi với xã hội, cô lập bản thân
  • Gặp các vấn đề liên quan đến pháp luật do có những hành động gây gổ, chống đối.

5. Phòng tránh và điều trị bệnh rối loạn hành vi

Nơi trẻ cần nhất vẫn là gia đình, chính vì vậy gia đình cần phải yêu thương, quan tâm đồng thời là nơi chia sẻ với trẻ.

Cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp trẻ nhanh hòa nhập xã hội, không thu hẹp mình. Khi có những biểu hiện của bệnh, trẻ cần được phát hiện kịp thời.

Kiên trì trong cách dạy dỗ, chăm sóc con, tránh dùng các hành động thô bạo đối với trẻ.

Người bị bệnh rối loạn hành vi cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh hậu quả nặng nề về sau. Các chuyên gia y tế sẽ đưa ra liệu pháp tâm lý giúp người bệnh nhận thức được cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi..

Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên mắc bệnh rối loạn hành vi. Để giảm thiểu tình trạng này cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường, xã hội, các cơ quan đoàn thể...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe