Đưa ra quyết định ly hôn đã là một việc làm không hề dễ dàng., nhưng để nói cho con biết rằng bố mẹ sắp ly hôn cũng không phải là chuyện dễ. Làm thế nào để nói với con bạn rằng bạn sắp ly hôn?
1. Những gì trẻ mẫu giáo cần biết về ly hôn
Trẻ mẫu giáo có thể chưa từng nghe từ ly hôn, và nhiều trẻ sẽ không biết nó có nghĩa là gì. Isolina Ricci, một nhà trị liệu tâm lý đã viết cuốn sách “Mom's House, Dad's House for Kids”, cho biết trẻ 2 tuổi có suy nghĩ cụ thể và có thể không thấy cuộc sống gia đình của chúng khác biệt chừng nào khi bố mẹ ly hôn.
Nhưng một đứa trẻ lớn hơn có thể lo lắng về việc mọi thứ có thể thay đổi như thế nào: nơi trẻ sẽ sống, nơi trẻ sẽ ngủ và liệu trẻ có tiếp tục gặp cả mẹ và bố hay không.
Với những đứa trẻ mẫu giáo, bạn cần làm cho mọi chuyện trở nên đơn giản và rõ ràng. Vì vậy hãy giải thích mọi thứ theo những thuật ngữ đơn giản nhất: Bố hoặc mẹ sẽ không còn sống ở nhà nữa và con sẽ dành một khoảng thời gian cả ở nhà cũ và ở nhà mới với cha hoặc mẹ. Thông điệp quan trọng nhất mà trẻ nhận được là trẻ sẽ được chăm sóc và yêu thương, cho dù có chuyện gì đi nữa.
Ngay cả những sự ngăn cách thân thiện nhất cũng có thể tạo ra một sự thay đổi kinh hoàng cho một đứa trẻ. Trong cuốn sách Why Did You Have to Get a Divorce and When Can I Get a Hamster? nhà tâm lý học Anthony Wolf viết “Trẻ mẫu giáo cũng không thích, bởi vì cả 2 đều đáng sợ." Đừng ngạc nhiên nếu trẻ mẫu giáo có dấu hiệu bất an hoặc thoái lui, gặp ác mộng, quấy khóc hoặc tìm kiếm nhiều sự chú ý từ bạn và những người khác trong thời gian khó khăn này. Điều này là bình thường. Trẻ cần thời gian để thiết lập lại sự tự tin trong thế giới của mình.
Tuy nhiên, ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất cũng có thể kiên cường và thích nghi một cách đáng kinh ngạc. Cách bạn nói về chuyện ly hôn trước, trong và sau khi nó xảy ra sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong cách trẻ phản ứng với vấn đề này. Điều trẻ cần nhất ở bạn lúc này là sự yên tâm và nhất quán trong thói quen mà trẻ dựa vào.
2. Nói thế nào với con về việc ly hôn
2.1. Nói đúng lúc
Nếu bạn và vợ/chồng của bạn đang cân nhắc ly thân hoặc ly hôn, hãy giữ kín điều đó cho đến khi bạn biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Mặc dù việc tiết lộ đầy đủ có vẻ tốt hơn nhưng những từ không chắc chắn như "Bố và mẹ đang nghĩ về việc ly hôn" sẽ khiến cho trẻ mẫu giáo bối rối một cách không cần thiết.
Hãy nhớ rằng 1 tuần là một thời gian dài đối với trẻ mẫu giáo. Tốt nhất là chỉ nên thông báo cho trẻ một vài ngày để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi và bối rối trong nhiều tuần.
Mặc dù không bao giờ có thể là thời điểm "tốt" để nói chuyện ly hôn, nhưng có những thời điểm tồi tệ mà bạn cần tránh đó là:
- Khi ở nhà trẻ hoặc lớp mẫu giáo
- Ngay trước khi bạn đi làm
- Khi trẻ đi chơi
- Hoặc ngay trước khi đi ngủ
Sau đó, khi trẻ đột nhiên cảm thấy rất không an toàn và rất cô đơn, trẻ sẽ cần bạn ở đó. Hãy chọn một thời điểm khi bạn có thời gian để trao nhiều cái ôm và sự trấn an cho trẻ.
2.2. Cả bố và mẹ cùng nói với con về chuyện ly hôn
Bạn và vợ/chồng bạn nên cùng nhau nói với con về chuyện ly hôn. Ngay cả khi bạn không đồng ý về mọi thứ khác, hãy cố gắng đồng ý về những điều cần nói với con, vì lợi ích của con. Tốt nhất, các bạn nên chia sẻ tin tức cùng nhau. Điều này tránh nhầm lẫn và nói rằng đó là một quyết định chung của cả hai người.
Theo Paul Coleman, nhà tâm lý học và tác giả của How to Say It to Your Kids, cũng có một lý do quan trọng hơn để làm điều này đó là: Nó giúp duy trì cảm giác tin tưởng của trẻ đối với cả cha và mẹ.
2.3. Nói về chuyện ly hôn một cách đơn giản
Hãy dùng những thuật ngữ mà bạn biết rằng trẻ mẫu giáo hiểu, giới hạn phần giải thích không quá một vài câu chính. Bạn có thể chỉ đơn giản nói rằng bố sắp có một nơi ở mới và bố sẽ đưa mẹ đến và xem xét nó. Giải thích rằng trẻ sẽ tiếp tục gặp cả cha và mẹ. Nếu trẻ đã chứng kiến nhiều cuộc tranh cãi, hãy thừa nhận sự thật đó và giải thích rằng bạn đang cố gắng làm những gì tốt nhất cho gia đình.
Cần nhấn mạnh cho trẻ biết việc bố mẹ ly hôn không phải là lỗi của trẻ. Bởi những đứa trẻ có thể tự trách mình vì cuộc chia tay, ngay cả khi chúng không nói như vậy.
Những đứa trẻ nhỏ tuổi suy nghĩ một cách đơn giản, như “Vì con đã không dọn dẹp phòng của mình và đó là lý do tại sao bố mẹ cãi nhau”. Bạn cần nói thẳng thắn với trẻ rằng ly thân hay ly hôn là quyết định của người lớn và không phải lỗi của trẻ.
2.4. Tránh đổ lỗi cho nhau
Dù bạn có tức giận đến đâu, cũng đừng đổ lỗi cho người bạn đời của mình về sự tan vỡ và tránh tranh cãi trước mặt trẻ. Cũng nên giữ cho bản thân mọi thông tin chi tiết về mối quan hệ ngoài hôn nhân hoặc vấn đề tài chính. Nó sẽ chỉ làm cho trẻ bối rối và khó chịu.
Đừng biến bàn ăn của bạn trở thành tâm điểm. Không thảo luận về các vấn đề pháp lý, ngay cả trên điện thoại, khi trẻ có thể nghe thấy bạn nói. Bạn có thể nghĩ những điều đó sẽ lướt qua đầu trẻ, nhưng trẻ có thể ghi nhớ những điều đó.
Và bạn cần cố gắng không để sự tức giận hoặc hung hăng len lỏi vào giọng nói của bạn. Nếu có đánh giá về quyền giám hộ hãy giảm thiểu tác động bằng cách không xây dựng quá nhiều hoặc huấn luyện trẻ về những gì cần nói.
3. Câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến của trẻ mẫu giáo về ly hôn
3.1. Tại sao?
Câu hỏi yêu thích của tất cả trẻ mẫu giáo chắc chắn sẽ xuất hiện. Đừng đi vào quá nhiều chi tiết và nhấn mạnh vào "chúng tôi". Bạn cần tránh nói những câu như "Bố và mẹ không còn yêu nhau nữa" vì trẻ có thể cho rằng bạn cũng có thể "hết yêu” trẻ.
Bạn có thể lựa chọn những cách nói thích hợp hơn như: “Bố và mẹ không hợp nhau lắm và đều cảm thấy mệt mỏi khi tranh cãi, bố/mẹ sẽ tìm một nơi cho bố/mẹ và con sống”.
3.2. Khi nào thì bố về nhà?
Trẻ mẫu giáo có thể không hiểu rằng sự thay đổi này là vĩnh viễn và có thể lâu để mọi thứ trở lại bình thường. Hãy nói rõ rằng bố/mẹ sẽ không quay lại, nhưng hãy trấn an trẻ, chúng có thể sợ mất 1 hoặc cả 2 bạn, bằng cách nói những điều như: "Mặc dù bố và mẹ không sống cùng nhau, nhưng con sẽ luôn là con của bố mẹ. Bố mẹ sẽ luôn yêu con và chăm sóc con".
3.3. Con nhớ bố/mẹ!
Ngay cả khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm vì cuộc hôn nhân của bạn đã kết thúc, nhưng con bạn có thể không như vậy. Trừ khi người bạn đời của bạn bạo hành hoặc các bạn có nhiều cuộc cãi vã. Đừng đau lòng khi trẻ nói nhớ bố/mẹ, và hãy để trẻ trút bỏ nỗi buồn: "Mẹ biết con nhớ bố và bố cũng nhớ con. Dù không gặp bố nhiều nhưng con có thể nói chuyện với bố mỗi ngày. Bố không ở đâu xa. Con có chiếc giường đặc biệt của riêng mình tại nhà bố và con sẽ gặp bố hàng tuần".
Tùy thuộc vào mối quan hệ của trẻ với gia đình vợ/chồng cũ của bạn, trẻ cũng có thể cần những câu trả lời trấn an cho những câu hỏi như "Con sẽ còn gặp bà và ông chứ? Con có thể đi thăm chú của con không?"
Điều tương tự cũng xảy ra với bạn, trong khi đến thăm bố/mẹ, trẻ mẫu giáo sẽ mong mỏi được gặp bạn. Trẻ có thể có những cảm xúc lẫn lộn khi đến thăm bố/mẹ, bạn có thể trấn an trẻ bằng câu nói: Khi con ở nhà của bố, mẹ rất nhớ con. Con cũng nhớ mẹ đúng không, cũng không sao nếu con nhớ bố khi đang ở với mẹ”.
3.4. Con sẽ ngủ ở đâu?
Ở độ tuổi này, trẻ có thể bắt đầu đặt câu hỏi về việc cuộc sống của mình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào: "Liệu con có còn đi nhà trẻ không? Con vẫn đi dự tiệc sinh nhật của bố/mẹ chứ?",...
Những lo lắng này nghe có vẻ tầm thường đối với bạn, nhưng chúng rất thực tế đối với trẻ, vì vậy hãy nói chi tiết với trẻ: "Con sẽ vẫn sống với bố/mẹ ở đây trong ngôi nhà của chúng ta. Tại ngôi nhà mới của bố/mẹ, con sẽ có phòng ngủ đặc biệt của riêng con khi con đến thăm bố/mẹ”.
3.5. Ai sẽ chăm sóc cho bố/mẹ
Trẻ có thể thực sự lo lắng về việc cha/mẹ sắp chuyển ra ngoài. Trẻ cũng có thể hỏi, "Bố sẽ buồn nếu không có chúng ta?".
4. Cần làm gì sau khi nói với con về chuyện ly hôn?
Việc ly hôn là điều khó hiểu và khó chấp nhận đối với con cái. Trong khi trẻ mẫu giáo thích nghi với hoàn cảnh mới, trẻ sẽ vẫn cần rất nhiều tình cảm và sự quan tâm của bạn. Hãy tránh nói về cuộc ly hôn qua điện thoại với bạn bè hoặc để TV trở thành người trông coi trẻ. Cho trẻ nhiều thời gian hơn hoặc thêm một câu chuyện vào ban đêm. Giống như bạn được hưởng lợi từ mạng lưới hỗ trợ của người thân và bạn bè hơn bao giờ hết, trẻ cũng cần thêm những cái ôm và nụ hôn từ bạn.
Tiếp tục nói chuyện với trẻ. Ngay cả sau khi chuyện ly hôn đã chìm vào quá khứ, bạn hãy chuẩn bị để nói lại những lời giải thích tương tự, trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Nếu bạn muốn biết con mình đang nghĩ gì, bạn phải dành thời gian cho con, để con nói chuyện. Một cách để giữ cho các đường dây liên lạc luôn cởi mở là đọc những cuốn sách giúp ích cho quá trình thay đổi này.
Bạn cũng cần giữ các thói quen nhất quán. Việc ly hôn bị gián đoạn có thể khiến bạn khó duy trì các thói quen thông thường hoặc thậm chí giữ nhà cửa ngăn nắp. Nhưng bạn vẫn phải tiếp tục lịch trình bình thường của trẻ, trong nhà của mẹ và ngôi nhà của bố, tạo cho trẻ cảm giác an toàn.
Giữ các thói quen càng nhiều càng tốt, như giờ ăn và các công việc khác phải giống nhau ở cả hai căn nhà. Cho trẻ ăn thực sự và giữ nhà cửa ngăn nắp cũng sẽ giúp trẻ vượt qua những hỗn loạn mới xuất hiện trong cuộc sống.
Để ý các dấu hiệu trẻ đang gặp vấn đề liên quan đến việc bạn ly hôn. Trẻ mẫu giáo có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với việc di chuyển giữa các ngôi nhà. Theo dõi các hành vi sai trái, đặc biệt là sau chuyến thăm với phụ huynh khác. Để mở đầu một cuộc đối thoại mà không cần nói ra lời của trẻ, hãy nói điều gì đó như, "Con đang tự hỏi liệu bây giờ con có nhớ bố không".
Trẻ có thể chỉ cần thời gian để chuyển từ nhà của bố sang nhà của mẹ để trút giận. Khi đó bạn cần trấn an trẻ "Bố/mẹ hiểu rằng con đang buồn và tức giận" trước khi ôm trẻ một cách an ủi.
Đừng biến trẻ trở thành gián điệp của mình. Khi một đứa trẻ trở về nhà sau một chuyến thăm, hãy chống lại sự cám dỗ để cung cấp cho mình những thông tin về những gì người kia đã làm hoặc nói. Dù bạn có tò mò đến đâu, cũng đừng cố biến trẻ mẫu giáo thành người gián điệp cho bạn.
Bạn có thể cân nhắc việc gặp chuyên gia trị liệu để hướng dẫn bạn và con bạn cách vượt qua giai đoạn thay đổi khó khăn này.
Làm cho một điểm tích cực còn lại. Nếu việc ly hôn của bạn xảy ra, bạn đang gặp phải vấn đề tài chính và trẻ không còn có thể có mọi món đồ chơi mà trẻ muốn hoặc có những kỳ nghỉ đắt tiền, hãy cho trẻ biết rằng bạn sẽ vẫn làm rất nhiều điều thú vị cùng nhau.
Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ, không chỉ ở mặt cảm xúc, tinh thần mà trong giai đoạn phát triển, trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com