Làm thế nào để giảm đau dây thần kinh tọa

Các dây thần kinh tọa nằm dọc từ lưng dưới đến chân. Khi bị chèn ép, chẳng hạn đĩa đệm hoặc xương đè lên, bạn sẽ bị đau, bỏng rát, tê hoặc yếu thần kinh tọa. Cảm giác có thể giống như bị kim châm, bị điện giật hoặc bị dao đâm tùy từng người. Vậy đau thần kinh tọa phải làm sao?

1. Cách làm giảm đau thần kinh tọa

1.1. Chờ một thời gian

Cố gắng chịu đựng thêm một thời gian có thể không phải là cách làm giảm đau thần kinh tọa nhanh chóng, nhưng cách này thực sự có tác dụng. Chờ đợi một thời gian có lẽ là phương pháp điều trị tốt nhất đã được chứng minh. Khoảng 80 - 90% những người bị đau dây thần kinh tọa sẽ tự thuyên giảm trong vòng vài tuần.

1.2. Cách làm giảm đau thần kinh tọa bằng việc đi lại

Khi bị đau dây thần kinh tọa, bạn có thể dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, nhưng đừng nghĩ quá lâu.

Vì nằm nghỉ quá nhiều trên giường có thể làm suy yếu cơ bắp của bạn. Nếu bạn cảm thấy không có hứng thú với lịch trình tập luyện như thường lệ, hãy cố gắng lắng nghe các tín hiệu của cơ thể. Đừng ngồi nhiều, vì rất có thể hành động này càng khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

1.3. Tiếp tục vận động

Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn nên duỗi người, đi bộ ngắn và thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào mà bạn cảm thấy thích. Điều đặc biệt quan trọng là cố gắng kéo căng lưng dưới của bạn, vì đây có thể là nơi dây thần kinh tọa đang bị chèn ép.

1.4. Chườm nóng hoặc lạnh

Nóng và lạnh là hai khái niệm đối lập nhau, nhưng cả hai đều là cách làm giảm đau thần kinh tọa hữu ích, có thể giúp những người bị đau thần kinh toạ cảm thấy thoải mái.

Điều trị bằng phương pháp chườm lạnh thường phù hợp với các chấn thương vừa mới xảy ra. Sau khoảng 72 giờ, các bác sĩ sẽ đề nghị chuyển sang dùng nhiệt. Dùng túi nước đá bọc trong khăn hoặc chườm nóng khoảng 15 - 20 phút mỗi lần. Lưu ý cẩn thận để tránh làm bỏng da của bạn.

1.5. Sử dụng thuốc giảm đau thần kinh tọa

Uống thuốc không kê đơn (OTC) là một cách làm giảm đau thần kinh tọa. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofennaproxen có thể giúp giảm đau cũng như giảm viêm. Nếu không được bác sĩ chỉ định cụ thể, bạn chỉ cần dùng thuốc giảm đau thần kinh tọa OTC theo liều lượng trên nhãn hướng dẫn.


Ibuprofen và naproxen là các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa
Ibuprofen và naproxen là các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa

1.6. Hỏi bác sĩ về thuốc kê đơn

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hữu ích, hãy hỏi bác sĩ về những loại thuốc giảm đau thần kinh tọa kê đơn có thể giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn, như thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm không steroid cường độ cao. Thuốc chống động kinh (như gabapentin) cũng có thể phát huy hiệu quả đối với một số người bệnh.

1.7. Thử vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp bạn sửa tư thế hoặc tăng cường các cơ hỗ trợ lưng dưới. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế một chương trình tập thể dục, bao gồm các kỹ thuật kéo giãn, và có thể hướng dẫn bạn thực hiện tại nhà.

1.8. Tiêm ngoài màng cứng

Nếu bạn đã thử nhiều cách làm giảm đau thần kinh tọa mà vẫn không cảm thấy tốt hơn, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm ngoài màng cứng. Đây là một mũi thuốc steroid tiêm vào cột sống, đặc biệt dành cho bệnh nhân đã bị đau hơn 6 tháng. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về mức độ hiệu quả của phương pháp này. Người bệnh có thể trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về những ưu và nhược điểm trước khi tiến hành tiêm.

1.9. Châm cứu

Phương pháp y học cổ đại của Trung Quốc này đang bắt đầu được các bác sĩ phương Tây công nhận hiệu quả. Thậm chí một số nghiên cứu còn cho thấy châm cứu có hiệu quả tốt hơn so với phương pháp điều trị đau lưng truyền thống. Cách làm giảm đau thần kinh tọa này có rất ít rủi ro, nhưng bạn cần tìm chuyên gia châm cứu có tay nghề cao, uy tín và đã được cấp phép.

1.10. Tham gia một lớp học Yoga

Đây có thể không phải là một cách làm giảm đau thần kinh tọa hoàn toàn, nhưng sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Iyengar Yoga tập trung vào điều chỉnh tư thế và được khuyến nghị cho người bị đau thần kinh tọa. Nghiên cứu cho thấy loại hình này làm giảm cơn đau và giúp bạn đi lại dễ dàng hơn.

1.11. Mát-xa

Một buổi massage chuyên nghiệp không chỉ để thư giãn. Nghiên cứu cho thấy liệu pháp xoa bóp giúp giảm đau và cải thiện độ dẻo dai khi cử động lưng dưới. Mát-xa cũng giúp máu lưu thông, thúc đẩy cơ thể bạn tự chữa lành. Bạn nên tìm một chuyên viên massage chuyên về đau lưng và cũng có thể thực hiện một số động tác kéo giãn hỗ trợ vào những buổi tập trị liệu.

1.12. Kiểm soát căng thẳng

Cảm xúc của bạn có thể đóng một vai trò trong việc hình thành nỗi đau. Căng thẳng làm cho các cơ căng lên, đồng thời khiến cơn đau có vẻ nặng nề hơn. Phản hồi sinh học (Biofeedback) chỉ ra suy nghĩ và hành vi của bạn ảnh hưởng đến nhịp thở và nhịp tim như thế nào.

Liệu pháp này có thể giúp bạn nhẹ nhõm hơn. Bạn cũng có thể thử liệu pháp hành vi nhận thức với chuyên gia sức khỏe tâm thần để được hướng dẫn thay đổi hành vi và suy nghĩ của mình.


Châm cứu cũng là cách làm giảm đau thần kinh tọa hiệu quả
Châm cứu cũng là cách làm giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

2. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thông thường dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ khiến người bệnh đau đớn nhưng không nguy hiểm. Song đôi khi bạn cũng cần đến khám bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt là nếu xuất hiện các triệu chứng:

  • Sốt
  • Tiểu ra máu
  • Khó kiểm soát ruột hoặc bàng quang
  • Cơn đau nghiêm trọng đến mức khiến bạn giật mình thức giấc giữa đêm.

Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa không cần phẫu thuật. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị mổ nếu bệnh nhân:

  • Đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Cơn đau ngày càng nặng hơn và các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.

Quy trình phẫu thuật cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Phương pháp phổ biến nhất là loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị đang đè lên dây thần kinh tọa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe