Làm gì khi trẻ bị động vật cắn?

Theo số liệu thống kê, trẻ em là nạn nhân chính trong các vụ bị chó mèo cắn. Hậu quả để lại là những vết thương nặng nề, đặc biệt ở vùng đầu và cổ của các bé trai dưới 4 tuổi. Do đó, việc xử trí ban đầu và phòng ngừa trẻ bị động vật cắn rất quan trọng.

1. Xử lý khi trẻ bị động vật cắn

Các bước xử trí và sơ cứu phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương. Cụ thể:

  • Nếu chỉ là một tổn thương nhỏ, như một vết xước ngoài da, hãy cẩn thận rửa khu vực bị cắn bằng xà phòng và nước. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh 2 lần/ngày. Dùng băng dính che vết thương nếu phần bị cắn trên cơ thể dễ bị bẩn, ví dụ như ở dưới chân. Ngược lại, hãy để vết thương tiếp xúc với không khí tự nhiên.
  • Vết thương được xem là nghiêm trọng khi có rách da và chảy máu. Phụ huynh cần đắp một miếng gạc hoặc vải sạch lên vết thương của bé và dùng ngón tay ấn vào. Nếu áp lực ấn như vậy không đủ cầm máu trong vài phút, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được chăm sóc khẩn cấp.

Trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi trẻ bị động vật cắn vào mặt hoặc cổ, vì có thể làm đứt các mạch máu lớn. Ngay cả khi máu ngừng chảy, vẫn nên đưa bé đến bác sĩ sớm để xác định xem có cần khâu lại vết thương hoặc điều trị y tế khác hay không. Trẻ bị động vật cắn dễ bị nhiễm trùng hơn các loại vết thương khác, vì vậy bác sĩ có thể kê một đợt thuốc kháng sinh.


Trẻ bị động vật cắn dễ bị nhiễm trùng hơn các loại vết thương khác
Trẻ bị động vật cắn dễ bị nhiễm trùng hơn các loại vết thương khác

2. Nguy cơ bệnh dại khi trẻ bị động vật cắn

Hầu hết chó và mèo ở Hoa Kỳ đều được tiêm phòng bệnh dại nên không mang virus gây bệnh, nhưng trong bối cảnh nước ta thì điều này không đảm bảo.

  • Nếu bạn biết ai là chủ của con vật vừa cắn bé, hãy yêu cầu họ cung cấp giấy tờ chứng minh con vật đã được tiêm phòng. Bạn cũng có thể liên hệ phòng khám thú y trong khu vực để xác minh, nếu cần.
  • Trong trường hợp bạn không biết chủ nhân con vật là ai, hoặc con vật có hành động kỳ lạ (như sùi bọt mép), hãy cố gắng theo dõi nó, nhưng đừng đến gần. Gọi cho chính quyền địa phương đến bắt nó. Cơ quan thú y có thể kiểm tra con vật để tìm dấu hiệu của bệnh dại.
  • Nếu bạn không biết con vật đó và cũng không thể theo dõi nó, hoặc không thể xác minh rằng nó đã được tiêm phòng dại hay chưa, trẻ có thể cần được tiêm một loạt mũi thuốc để phòng bệnh dại, phòng trường hợp con vật mắc bệnh.

Ngoài chó và mèo chưa được tiêm phòng, các loài động vật hoang dã - như gấu trúc, chồn hôi, cáo, sói và dơi, đều có thể mang bệnh dại. Nếu con bạn bị động vật hoang dã tấn công, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Bé sẽ cần tiêm một loạt mũi thuốc chống bệnh dại nếu bác sĩ nghi ngờ nguy cơ nhiễm bệnh.

Lưu ý, trẻ có thể bị nhiễm bệnh dại từ vết cắn của dơi hoặc vết cắn rất nhỏ - đến mức bạn thậm chí không thể phát hiện được. Vì lý do này, điều quan trọng là phải đến khám bác sĩ nếu bé có chạm vào dơi, hoặc nếu bạn phát hiện ra có dơi trong môi trường sống của bé, kể cả ở nơi cắm trại hoặc sân chơi ngoài trời.

Các vật nuôi nhỏ trong nhà - như chuột lang, hamster, bọ và chuột bạch, không mang bệnh dại. Tuy nhiên vết cắn từ những con vật này có thể gây nhiễm trùng. Động vật hoang dã nhỏ - như chuột túi, chuột nhắt, chuột cống, sóc chuột, thỏ và sóc - được coi là có nguy cơ mắc bệnh dại thấp.

Video đề xuất:

Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh

3. Các bệnh nhiễm trùng khác

Mặc dù bệnh dại là vấn đề khiến bạn lo lắng nhất khi trẻ bị chó cắn nói riêng hoặc các động vật khác tấn công nói chung, nhưng tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến hơn rất nhiều. Vì vậy, điều quan trọng là phải rửa khu vực bị thương thật sạch và bôi thuốc mỡ kháng sinh.

Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương nhẹ nhưng ở nơi có nguy cơ nhiễm trùng cao - như mặt, bàn tay, bàn chân hoặc vùng sinh dục của bé, bác sĩ có thể cần kê đơn thuốc kháng sinh.

Khi gặp bất kỳ vết thương nào, dù nhỏ hay lớn, trẻ có thể cần tiêm phòng uốn ván nếu chưa từng chủng ngừa trước đây. Phụ huynh cũng phải theo dõi vết thương của con trong vài ngày, ngay cả khi đó chỉ là vết thương ngoài da và điều trị tại nhà.

Video đề xuất:

Lịch tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ mang thai và trẻ em

Đưa trẻ bị động vật cắn đến bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Vết thương bắt đầu bị nhiễm trùng (với các dấu hiệu: đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch)
  • Bé bắt đầu sốt hoặc có biểu hiện bị ốm
  • Vết cắn không lành trong 10 ngày.

4. Phòng ngừa trẻ bị động vật cắn

Ở trẻ nhỏ, bạn cần chú ý bảo vệ con khỏi bị động vật cắn. Không bao giờ để bé ở một mình với thú cưng của bạn hay của bất kỳ ai khác. Gần một nửa số trẻ bị chó cắn bởi chú chó của gia đình hoặc của hàng xóm. Đừng quên rằng bất kỳ con chó hoặc mèo nào - kể cả thú cưng thân quen trong nhà, cũng có thể cắn người nếu bị khiêu khích. Trong khi đó, một đứa trẻ dễ có hành động kéo đuôi con vật hoặc trêu chọc thô bạo.

Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể dạy con những điều cơ bản để tránh bị động vật cắn. Cần dạy trẻ tránh tiếp xúc với loài vật lạ, nếu gặp phải thì lặng lẽ trốn đi hoặc đứng yên phòng thủ; không la hét, bỏ chạy hay đánh con vật. Đối với thú cưng trong nhà, không chọc ghẹo hay làm phiền chúng quá mức, hoặc có hành động thô bạo, khiêu khích con vật. Bố mẹ phải giám sát liên tục khi trẻ chơi với thú cưng hoặc chơi ngoài trời, tránh nguy cơ bé bị rắn cắn rất nguy hiểm.


Cha mẹ cần giám sát trẻ liên tục khi con chơi cùng thú cưng hoặc chơi ngoài trời
Cha mẹ cần giám sát trẻ liên tục khi con chơi cùng thú cưng hoặc chơi ngoài trời

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: Babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe