Làm gì khi bạn cảm thấy choáng ngợp hoặc bất lực?

Những giây phút bị choáng ngợp, những thời điểm cảm thấy bất lực hay thậm chí vô vọng đều không phải là điều quá xa lạ, nhất là trong cuộc sống hiện nay. Điều bạn cần làm là tìm kiếm những cách thức đối đầu để vượt qua.

1. Cảm giác bị choáng ngợp và bất lực là gì?

Dưới đây là một số triệu chứng để bạn biết bản thân đang cảm thấy choáng ngợp do quá tải:

  • Cảm thấy hay quên;
  • Dễ bị nhầm lẫn;
  • Khó tập trung;
  • Suy nghĩ viển vông;
  • Giải quyết vấn đề thiếu sắc sảo;
  • Suy nghĩ tiêu cực và cách nhìn bi quan;
  • Cảm thấy thiếu năng lượng;
  • Nhức đầu;
  • Đau dạ dày;
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều;
  • Rời xa gia đình và bạn bè;
  • Bỏ qua những thói quen hay hoạt động bạn từng thích.

Nếu các triệu chứng bị choáng ngợp này kéo dài từ 2 tuần trở lên, chúng có thể dẫn đến trầm cảm và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu rơi vào trường hợp này, hãy thăm khám với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ.

Bạn không cô đơn, nhiều người đều từng trải qua cảm giác bất lực. Đó là một cảm giác có thể xuất hiện sau một thời gian căng thẳng hoặc như một phản ứng lại sang chấn thương. Trong những trường hợp khác, nó có thể là triệu chứng của một bệnh tâm thần như trầm cảm.

Khi bạn cảm thấy bất lực, bạn sẽ khó có động lực để thay đổi hoàn cảnh của mình. May mắn thay, có một số điều bạn có thể làm để cảm thấy tốt hơn để có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.

2. Làm gì khi bạn cảm thấy choáng ngợp hoặc bất lực?

2.1. Nhận diện vấn đề khiến bạn bị choáng ngợp

Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp, bế tắc và không thể làm gì để thay đổi cục diện, hãy thử xem xét và đánh giá nguồn cơn vấn đề bằng các câu hỏi sau:

  • Gần đây bạn có phải đương đầu với rất nhiều căng thẳng không?
  • Gần đây bạn có bị sang chấn thương hoặc thất bại không?
  • Có việc gì đang nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn không?
  • Bạn có đang chiến đấu với các triệu chứng khác như âu sầu, buồn bã, tuyệt vọng và mất hứng thú không?

Đánh giá một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm giác bất lực của bạn có thể giúp bạn quyết định chiến thuật nào có thể hữu ích nhất. Ví dụ, nếu những căng thẳng hàng ngày khiến bạn cảm thấy bất lực, việc tìm cách kiểm soát căng thẳng kéo dài có thể giúp tư duy linh hoạt trở lại với bạn.

Nếu vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, kiểm soát các mối liên quan và cách bạn phản ứng với vấn đề sẽ có tác dụng.


Cảm thấy hay quên là triệu chứng để bạn biết bản thân đang cảm thấy choáng ngợp
Cảm thấy hay quên là triệu chứng để bạn biết bản thân đang cảm thấy choáng ngợp

2.2. Không nên chần chừ và không muốn thay đổi

Khi bạn phải đối diện với những cảm xúc tiêu cực hay khó khăn như cảm giác bất lực, hãy nhìn nhận những nguyên nhân làm bạn chần chừ không dám nắm lấy quyền chủ động. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chọn sự bất lực, mà là bạn từ chối thay đổi vì sự khác biệt làm bạn lo lắng.

Không cảm thấy bất lực còn có nghĩa bạn đã sẵn sàng cho một bước tiến lớn trong đời. Mặt khác, vượt qua những cảm giác tiêu cực đó có thể buộc bạn phải chấp nhận những thử thách, có thể khó khăn, thách thức hoặc thậm chí là quá sức. Thay đổi tư duy không hề dễ dàng và luôn mang đến những thách thức riêng. Nhưng nó cũng mở ra một thế giới mới của cơ hội và phần thưởng đáng để theo đuổi.

2.3. Tập trung vào những thứ nằm trong vòng kiểm soát

Dành quá nhiều thời gian để suy ngẫm về những điều bạn không thể thay đổi chỉ làm tăng cảm giác bất lực. Tập trung vào những điều bất biến đó chỉ khiến bạn cảm thấy thất bại hơn.

Tuy nhiên, chú ý đến những thứ bạn có thể kiểm soát có thể giúp bạn cảm thấy mình có năng lực hơn. Nó mang lại cảm giác tự chủ hơn và có thể mang lại cho bạn động lực và năng lượng để làm việc nhằm tạo ra sự thay đổi.

2.4. Hãy nhớ rằng nhận định của bạn chưa hẳn đã chính xác

Sự méo mó về nhận thức là cách bộ não hiểu sai các sự kiện, đưa ra kết luận sai lầm và tin vào những điều hoàn toàn sai lầm. Vì vậy, khi bạn đang đối mặt với một cảm xúc khó khăn như bất lực, điều quan trọng cần nhớ là bộ não không phải lúc nào cũng nói cho chúng ta biết sự thật.

Vì vậy, lần tới khi bạn thấy mình suy nghĩ “không có gì sẽ thay đổi” hoặc “tôi không thể làm gì có thể tạo ra sự khác biệt” về những suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng lùi lại một chút và có cái nhìn thực tế hơn.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng thay đổi những kiểu suy nghĩ này. Tuy nhiên, học cách nhận ra chúng là bước đầu tiên để thay đổi chúng.

2.5. Thử thách cảm giác bất lực của bạn

Một khi bạn nhận ra những suy nghĩ và cảm xúc bất lực đó, đã đến lúc bắt đầu chủ động thử thách và thay thế chúng bằng những suy nghĩ và cảm xúc chính xác hơn. Hãy tìm kiếm bằng chứng chỉ ra điều ngược lại. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy bất lực trong việc cố gắng đạt được một mục tiêu cụ thể, hãy nghĩ về những lần bạn đã hoàn thành một điều gì đó mà bạn đã đặt ra, tìm kiếm bằng chứng chứng minh cảm giác bất lực của bạn, suy nghĩ về các tình huống chứng tỏ quyền tự quyết của bạn.

Bằng cách tích cực suy nghĩ khiến bạn cảm thấy được trao quyền và có năng lực hơn, bạn sẽ thoát khỏi tư duy bất lực tốt hơn.

2.6. Ghi nhớ điểm mạnh của bạn

Hãy dùng cảm giác bất lực để làm đòn bẩy, nhận ra tài năng, sức mạnh và khả năng độc đáo của riêng mình. Nhấn mạnh những khả năng này là một cách tuyệt vời để có thêm sức mạnh và động lực để giải quyết những thách thức hay cảm giác bất an mà bạn có thể phải đối mặt trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Cân nhắc lập danh sách những điều bạn giỏi và sau đó suy nghĩ về cách bạn có thể sử dụng những kỹ năng đó để giải quyết một vấn đề. Thay vì nghiền ngẫm về điểm yếu của bạn, hãy tập trung thời gian để đánh giá cao và mài giũa điểm mạnh của bạn.

2.7. Hãy xem xét bạn có thể thu được gì từ việc phát triển hy vọng

Mặt khác, hãy xem xét những gì bạn có thể đạt được nếu niềm hy vọng mạnh mẽ hơn. Cuộc sống của bạn có thể thay đổi như thế nào? Bạn sẽ làm gì khác đi nếu bạn có hy vọng? Sau đó, bạn có thể tiếp tục và bắt đầu hành động như thể bạn đang hy vọng.

Ví dụ: Bạn có thể nhận ra rằng nếu bạn có hy vọng, bạn sẽ ra ngoài và gặp gỡ những người mới. Hoặc bạn đang nộp đơn cho một công việc mới. Hãy làm những điều đó, ngay cả khi bạn không hy vọng chúng sẽ hiệu quả.

Đôi khi, bạn phải thay đổi hành vi của mình trước và cảm xúc có thể sẽ theo sau. Vì vậy, nếu bạn hành động với hy vọng, cuối cùng bạn có thể bắt đầu cảm thấy hy vọng hơn.

2.8. Tham gia giải quyết vấn đề

Theo định nghĩa, tuyệt vọng là niềm tin rằng mọi thứ sẽ không trở nên tốt đẹp hơn hoặc bạn không thể thành công. Tuy nhiên, luôn có điều gì đó bạn có thể làm để giải quyết một vấn đề hoặc để thay đổi cách bạn cảm nhận về vấn đề đó. Dành một chút thời gian để suy nghĩ về các giải pháp tiềm năng cho vấn đề. Hãy động não các ý tưởng và ghi nhớ chúng, bạn thậm chí không nhất thiết phải có những ý tưởng hay. Chỉ cần xem liệu bạn có thể đưa ra nhiều chiến lược nhất có thể để giải quyết vấn đề hay không.

Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề (như trong trường hợp người thân bị bệnh), hãy xem xét cách thay đổi cảm nhận của bạn về vấn đề. Dành thời gian cho các thành viên trong gia đình có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn một chút không? Luôn luôn có điều gì đó bạn có thể làm để giúp mọi thứ tốt hơn một chút hoặc giúp bản thân cảm thấy tốt hơn một chút.


Tham gia giải quyết vấn đề khi bị choáng ngợp
Tham gia giải quyết vấn đề khi bị choáng ngợp

2.9. Tâm sự với một người bạn hoặc người thân đáng tin cậy

Khi bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định các giải pháp khả thi hoặc gặp khó khăn trong việc gỡ rối, hãy liên hệ với một người bạn hoặc thành viên gia đình đáng tin cậy. Hãy cho họ biết những gì bạn đang trải qua. Họ có thể giúp bạn nhìn mọi thứ từ một góc độ khác hoặc đưa ra các chiến lược có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Có thể khó nói với mọi người những gì bạn đang trải qua. Tâm sự với ai đó có thể là chìa khóa giúp bạn có thêm một chút hy vọng về hoàn cảnh của mình.

2.10. Triển khai một kế hoạch khắc phục khi bạn cảm thấy choáng ngợp

Sau khi bạn đã phát triển ý tưởng một mình hoặc với đồng đội, hãy lập một kế hoạch, quyết định bước bạn sẽ thực hiện đầu tiên.

Hãy nhớ rằng nếu kế hoạch A không khả thi, bạn luôn có thể có kế hoạch B. Hãy coi kế hoạch của bạn như một thử nghiệm và công việc của bạn là chạy càng nhiều thử nghiệm càng tốt cho đến khi bạn phát hiện ra điều gì hiệu quả.

2.11. Hành động các kế hoạch

Khi bạn đã có kế hoạch, điều quan trọng là phải hành động. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu bạn chọn cách ngồi yên. Thay vào đó, bạn sẽ có thêm hy vọng khi bắt đầu bước ra khỏi cảm giác bất an và bắt tay vào thực hiện.

2.12. Nhận sự hỗ trợ y khoa

Cảm giác bất lực, bất an vô vọng có thể là một triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm. Vì vậy, nếu cảm giác tuyệt vọng của bạn kéo dài hơn 2 tuần hoặc bạn lo lắng về sức khỏe tâm thần của mình, hãy nói chuyện với các chuyên gia tâm lý tâm thần.

Chuyên gia tâm thần có thể đánh giá nhu cầu của bạn và thảo luận về các lựa chọn điều trị, chẳng hạn như liệu pháp trò chuyện hoặc thuốc. Hầu hết các vấn đề sức khỏe tâm thần đều rất có thể điều trị được. Điều trị đúng cách có thể giúp bạn cảm thấy hy vọng hơn về tương lai.

Choáng ngợp hay bất lực là những cảm xúc tiêu cực khiến bạn khó giải quyết những trở ngại mà bạn gặp phải trong cuộc sống. Nếu cảm giác bất lực của bạn gây ra đau khổ, gây khó khăn cho hoạt động hoặc kèm theo các triệu chứng khác, hãy nói chuyện với bác sĩ. Các triệu chứng như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng như trầm cảm hoặc một chứng rối loạn tâm lý tâm thần khác. Bác sĩ có thể đề nghị các lựa chọn điều trị như liệu pháp tâm lý, thuốc và điều chỉnh lối sống để giúp bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn và cải thiện sức khỏe của mình.

Cho dù bạn cảm thấy tuyệt vọng về khả năng thoát khỏi nợ nần của mình hay cảm thấy tuyệt vọng về hầu hết mọi thứ trong cuộc sống. May mắn thay, có một số điều bạn có thể làm khi cảm thấy vô vọng để sống tốt hơn— bất kể mọi thứ có thể tồi tệ đến mức nào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, verywellmind.com, verywellmind.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe