Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Khoa Sản phụ khoa.
Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng tới việc mang thai không là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức về kích thước buồng trứng qua bài viết dưới đây.
1. Tầm quan trọng của buồng trứng đối với việc mang thai
Buồng trứng là cơ quan chịu trách nhiệm về sự thụ tinh và sinh sản trong cơ thể người phụ nữ. Buồng trứng tạo ra trứng, trứng khi được thụ tinh với tinh trùng sẽ dẫn đến mang thai. Buồng trứng cũng chịu trách nhiệm sản xuất hormone sinh sản nữ là estrogen và progesterone.
2. Các yếu tố làm thay đổi kích thước buồng trứng
Kích thước buồng trứng có thể thay đổi nhiều lần trong cuộc sống của phụ nữ vì những lý do khác nhau. Dưới đây là các yếu tố khác nhau có thể làm thay đổi kích thước buồng trứng:
2.1. Tuổi tác
Kích thước buồng trứng có thể thay đổi theo tuổi. Buồng trứng có kích thước lớn hơn ở tuổi dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ. Kích thước buồng trứng là nhỏ nhất sau khi mãn kinh ở phụ nữ và trước khi bé gái đến tuổi dậy thì. Kích thước trung bình của buồng trứng là chiều dài 3cm, chiều cao 2,5cm và chiều rộng 1,5cm. Trước tuổi dậy thì hoặc sau mãn kinh, kích thước buồng trứng đo được với đường kính dưới 20 mm.
2.2. Rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt
Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt khi buồng trứng giải phóng trứng. Rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa (ngày 14) của chu kỳ kinh nguyệt. Ngay trước khi rụng trứng, các nang trong buồng trứng phồng lên khi trứng chín và sẵn sàng để rụng.
2.3. Rối loạn buồng trứng
Rối loạn buồng trứng và ung thư có thể gây ra sự gia tăng kích thước buồng trứng. Các tình trạng như hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), u nang nang trứng, u nang hoàng khiến buồng trứng to ra dẫn đến đau và thậm chí chảy máu bên trong. Những rối loạn này làm cho phụ nữ gặp những biến chứng khi mang thai.
2.4. Điều trị vô sinh
Phụ nữ khi được chẩn đoán vô sinh thường trải qua các phương pháp điều trị vô sinh để có thể mang thai. Một phần của các phương pháp điều trị này liên quan đến việc tiêm hormone để kích thích buồng trứng, làm cho trứng chín và rụng, sau đó trứng được giải phóng để thụ tinh. Những phương pháp điều trị này có thể khiến buồng trứng trở nên to hơn trong quá trình rụng trứng. Tuy nhiên, kích thước buồng trứng sẽ trở lại bình thường sau khi giai đoạn rụng trứng kết thúc.
2.5. Mang thai
Kích thước buồng trứng tăng lên trong thai kỳ vì buồng trứng sản xuất hormone thai kỳ estrogen và progesterone. Tuy nhiên, phụ nữ cũng cần thận trọng, cần đến bác sĩ để được kiểm tra và đảm bảo rằng không bị u nang hoặc u xơ.
3. Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?
Kích thước buồng trứng có liên quan đến khả năng dễ thụ thai của phụ nữ. Số lượng trứng tiềm năng đã sẵn sàng trong giai đoạn thụ thai của phụ nữ phụ thuộc vào kích thước buồng trứng. Do đó, nếu buồng trứng có kích thước nhỏ hơn, người phụ nữ có thể khó thụ thai vì dự trữ trứng của cô ấy thấp hơn mức trung bình.
Bạn có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như quét siêu âm và xét nghiệm máu để xác định kích thước buồng trứng và đánh giá chức năng hoạt động của buồng trứng. Siêu âm có thể cho biết số lượng nang trứng cũng như khả năng dự trữ trứng của phụ nữ là bình thường hay thấp.
Kích thước buồng trứng lớn hơn không có nghĩa là dự trữ trứng nhiều hơn. Buồng trứng cũng có thể mở rộng do rối loạn hoặc khối u (như đã đề cập ở trên). Trong những trường hợp này, phụ nữ sẽ không rụng trứng bình thường và do đó sẽ khó thụ thai. Ở những phụ nữ bị đa nang buồng trứng, kích thước đường kính của buồng trứng của họ có thể lên đến hơn 15cm.
Do đó, buồng trứng to lên có thể là một chỉ số của rối loạn nội tiết tố, u nang hoặc khối u. Lúc này, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn kiểm tra buồng trứng và có phương pháp điều trị phù hợp nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai.
4. Kích thước buồng trứng như thế nào là có thai?
Kích thước của một buồng trứng trưởng thành bình thường và khỏe mạnh với chiều dài 3cm x chiều cao 2,5cm x chiều rộng 1,5cm là có thai. Kích thước buồng trứng như vậy sẽ có đủ lượng trứng dự trữ và một người phụ nữ khỏe mạnh với buồng trứng bình thường sẽ có thể thụ thai mà không gặp khó khăn. Kích thước trứng buồng trứng cho thai kỳ cũng là vấn đề ở những phụ nữ đang cố gắng thụ thai. Trứng phải có kích thước chính xác để có thể thụ thai. Nếu trứng co lại thì nó sẽ không phát triển đúng cách.
Để tăng cường sức khỏe buồng trứng và trứng, chị em có thể ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng, tập luyện thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và không bị căng thẳng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Parenting.firstcry.com