Ăn không tiêu uống thuốc gì cho đỡ?

Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì là câu hỏi thường gặp do đây là một chứng rối loạn tiêu hoá phổ biến. Thuốc đầy bụng khó tiêu sẽ làm giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày trong và sau bữa ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được tư vấn bởi bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn các loại thuốc phù hợp, giúp nhanh chóng cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh ăn không tiêu

Trước khi tìm hiểu đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì thì cần nhận biết các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

  • Triệu chứng đầy bụng khi ăn: Cảm thấy no quá mức ngay sau khi mới bắt đầu ăn và không thể tiếp tục ăn thêm được nữa.
  • Triệu chứng quá no sau bữa ăn: Thức ăn tồn đọng trong dạ dày quá lâu và không cảm thấy đói dù đã ăn cách đây nhiều giờ.
  • Triệu chứng đau ở khu vực dạ dày hoặc ngay dưới lồng ngực: Cần phân biệt triệu chứng này với ợ nóng, vốn xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác đau nhói trong lồng ngực, sau đó lan ra cổ và lưng.
  • Ăn không tiêu cũng gây ra các triệu chứng khác như buồn nôn, đầy hơi, cảm giác tức khó chịu trong dạ dày và vị chua trong miệng. 
Trước khi tìm hiểu đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì thì việc nhận biết các triệu chứng do tình trạng này gây ra giúp điều trị tốt hơn.
Trước khi tìm hiểu đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì thì việc nhận biết các triệu chứng do tình trạng này gây ra giúp điều trị tốt hơn.

2. Chứng khó tiêu do những nguyên nhân nào gây nên?

Chứng khó tiêu có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thường là do các cơ dạ dày không hoạt động bình thường trong quá trình tiêu hóa và chuyển thức ăn xuống tá tràng.

Bệnh ăn không tiêu cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc tránh thai và steroid. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn thai nhi đã lớn, thường xuyên gặp phải tình trạng này.

Ngoài ra, bệnh ăn không tiêu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác như loét dạ dày và tá tràng, trào ngược axit dạ dày - thực quản, nhiễm trùng dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy mãn tính và các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.  

Đầy bụng khó tiêu do nhiều nguyên nhân gây ra vì thế cần xác định chính xác để lựa chọn thuốc đầy bụng khó tiêu phù hợp.

3. Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì?

Ăn không tiêu là triệu chứng thường gặp giúp mọi người nhận biết nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc ung thư dạ dày. Nguyên nhân có thể do ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, ăn quá nhanh, hoặc do hệ tiêu hóa kém, giảm nhu động dạ dày. Vậy khi gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì để cải thiện?

3.1. Thuốc chống acid và chống đầy hơi

Khi bị khó tiêu hoặc đầy hơi do thừa acid dịch vị, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi như Maalox Plus, Phosphalugel, Gasvicon, Pepsan, và các loại tương tự. Những thuốc này không chỉ giúp trung hòa acid dư thừa mà còn có tác dụng chống đầy hơi, giúp giảm các triệu chứng khó chịu trong dạ dày.

3.2. Thuốc kháng thụ thể H2

Sử dụng các loại thuốc kháng thụ thể H2 gồm Ranitidine hoặc các thuốc ức chế bơm proton như Omeprazole và Lansoprazole. Các loại thuốc đầy bụng khó tiêu này có khả năng làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.

3.3. Thuốc chứa alginat

Khi gặp tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu kèm theo triệu chứng ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân nên sử dụng các thuốc đầy bụng khó tiêu chứa alginat như Gasvicon. Alginat giúp bảo vệ niêm mạc thực quản, ngăn không cho acid dịch vị gây tổn thương.

3.4. Thuốc điều hòa co bóp dạ dày

Khi dạ dày co bóp kém, làm chậm quá trình di chuyển thức ăn xuống ruột non, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc giúp điều hòa sự co bóp của dạ dày như Metoclopramide hoặc Domperidone (Motilium-M). Những thuốc này giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của dạ dày.

3.5. Thuốc hỗ trợ tiêu hóa

Bệnh nhân có thể sử dụng các loại men tiêu hóa như Neopeptin, Alipase, Festal,... để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thuốc hỗ trợ tiết mật như Chophytol cũng có thể được dùng để cải thiện tiêu hóa.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc đầy bụng khó tiêu

Khi sử dụng các loại thuốc đầy bụng khó tiêu cần lưu ý những điều sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng đúng liều lượng và thời gian đã được chỉ định.
  • Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị đầy bụng khó tiêu nếu đang sử dụng một loại thuốc khác.
  • Không được tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Đến bác sĩ để kiểm tra nếu tình trạng đầy hơi khó tiêu không được cải thiện.
  • Tránh làm giảm hiệu quả điều trị, tuyệt đối không tiêu thụ rượu bia, cà phê hoặc đồ uống có ga sau khi dùng thuốc.
  • Khi xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào, bệnh nhân hãy dừng sử dụng thuốc và đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng phổ biến liên quan đến các vấn đề ở đường tiêu hóa. Vì vậy, đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì là điều mà nhiều người quan tâm. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể rất đa dạng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, việc sử dụng thuốc đầy bụng khó tiêu cần được lựa chọn phù hợp. Nếu tình trạng này kéo dài và việc sử dụng thuốc không cải thiện được tình hình, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía khách hàng về chất lượng điều trị, trang thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân. Bệnh viện đã thành công trong việc chữa trị nhiều ca bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, vì vậy khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn dịch vụ tại Vinmec. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe