Các tính toán khoảng trống Anion sẽ cho phép bác sĩ xác định được nguyên nhân vì sao người bệnh bị nhiễm toan chuyển hóa, một số trường hợp có thể do sự tích tụ của acid lactic hay sự tích tụ của các ceton trong máu và khoảng trống Anion cũng cho biết lượng bicarbonate để trung hòa chúng và duy trì độ pH trong máu.
1. Khoảng trống anion là gì?
Khoảng trống Anion có nghĩa là sự chênh lệch của cation và anion ở phần ngoại bào. Khoảng trống anion thường sẽ được đo trong phòng xét nghiệm. Ví dụ như: Khoảng trống Anion = [Na+ + K+] – [Cl- + HCO3-])
Các tính toán này sẽ cho phép bác sĩ xác định được nguyên nhân vì sao người bệnh bị nhiễm toan chuyển hóa, một số trường hợp có thể do sự tích tụ của acid lactic (đây là biến chứng sốc do mất máu quá nhiều hoặc do khó thở) hay sự tích tụ của các ceton trong máu (biến chứng đái tháo đường) và khoảng trống Anion cũng sẽ cho biết lượng bicarbonate trong cơ thể để trung hòa chúng và duy trì độ pH trong máu.
Trong trường hợp, khi nói nhiễm acid có tăng khoảng trống anion (hay gọi là nhiễm acid giảm clo) thì nguyên nhân chính có thể gây nên tình trạng này là do tăng nồng độ trong máu các anion phosphate, sulfate, proteins và lactate. Nếu nhiễm acid có giảm khoảng trống anion thì nguyên nhân gây nên là do hạ albumin máu hoặc tăng kali, calci và magie trong máu hoặc ngộ độc lithium
Còn nhiễm kiềm có tăng khoảng trống anion thì thường là nhiễm kiềm chuyển hóa mà nguyên nhân có thể do tăng albumin máu do máu cô hoặc sự sản xuất lactate do kiềm máu tăng để làm hạ độ pH về bình thường.
2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm khoảng trống anion?
Việc xét nghiệm để tính khoảng trống anion nhằm đánh giá người bệnh có mắc các rối loạn liên quan đến tình trạng rối loạn kiềm toan trong máu rất quan trọng để xác định nguyên nhân của và đồng thời theo dõi quá trình điều trị các rối loạn kiềm toan. Bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm khoảng trống Anion để tìm ra một số bệnh lý dưới đây:
- Xét nghiệm khoảng trống Anion để xác định nhiễm toan ceton máu do đái tháo đường;
- Xét nghiệm khoảng trống Anion để xác định nhiễm độc axit salicylic;
- Xét nghiệm khoảng trống Anion để xác định sự tích tụ axit lactic do mất máu quá nhiều hoặc do khó thở;
- Xác định suy thận, mất nước và các ion qua đường tiêu hóa do nôn ói hay do mồ hôi;
- Xét nghiệm khoảng trống Anion để xác định mất nước và các ion qua thận.
3. Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm khoảng trống anion
Trước khi xét nghiệm khoảng trống Anion, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:
- Nếu người bệnh bị tăng mỡ máu thì có thể gây ra tình trạng giảm lượng natri đo được và làm giảm khoảng trống anion so với giá trị thực tế.
- Giá trị bình thường của khoảng trống anion thường không giống nhau ở mỗi phòng xét nghiệm, vì phương pháp đo lường khác nhau. Do vậy, mỗi phòng xét nghiệm sẽ in kèm giá trị bình thường kèm kết quả xét nghiệm.
- Một số loại thuốc tăng khoảng trống Anion có thể gồm thuốc ức chế carbon anhydrase, methanol, ethanol và salicylate...
- Những loại thuốc có thể gây giảm khoảng trống Anion bao gồm Acetazolamide, lithium, spironolactone và sulindac.
4. Điều trị nhiễm toan chuyển hóa có tăng khoảng trống Anion
- Điều trị nhiễm toan chuyển hóa có tăng khoảng trống anion chủ yếu là điều trị bệnh chính. Ví dụ như dùng insulin và truyền dịch trong điều trị đái tháo đường để đảm bảo tốt tình trạng tưới máu tổ chức. Còn nếu trường hợp người bệnh nhiễm toan do rượu thì cần điều trị bằng vitamin B1 và glucose để tránh hội chứng bệnh não Wernicke.
- Đối với điều trị nhiễm toan có khoảng trống anion bình thường, nếu nhiễm toan ống thận, cần bổ sung bicarbonat vì có sự ứ đọng acid trong cơ thể, nếu bù kiềm, cần đưa kèm kali trong xử trí nhiễm toan do ống lượn gần.
Để thực hiện xét nghiệm khoảng trống Anion cho kết quả chính xác, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín với hệ thống trang thiết bị hiện đại và bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo hiện đại, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.