Khi nào nên nghĩ tới việc xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, dịch âm đạo, hoặc các chất dịch cơ thể khác. Bệnh còn có khả năng lây từ mẹ sang con, lây qua truyền máu, sử dụng chung bơm kim tiêm. Vì vậy, việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh là một việc làm cần thiết, đặc biệt là những người trong độ tuổi quan hệ tình dục mạnh.

1. Các bệnh lây qua đường tình dục

Lậu: Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiễm trùng nặng và vô sinh ở cả phụ nữ và nam giới. Ở nam giới, các dấu hiệu của bệnh thường bắt đầu từ 2 - 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh. Ở phụ nữ, các dấu hiệu thường không xuất hiện trong nhiều tuần hoặc thậm chí hàng tháng.

Giang mai: Là bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm, do vi khuẩn gây ra, có khả năng lây lan rất nhanh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây biến chứng tại tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, và có thể gây tử vong. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rất khó phân biệt với các bệnh khác.

Mụn rộp sinh dục: Là một loại bệnh STI do một loại vi-rút gây ra, bệnh tồn tại suốt đời trong cơ thể, và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh. Nó tạo ra các vết loét trên bộ phận sinh dục, trong miệng, hạch, bẹn sưng to, đau.

Sùi mào gà (bệnh mồng gà) thường gặp ở nam và nữ, bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh và rất khó điều trị triệt để.

Viêm gan vi B: Bệnh do một loại vi-rút làm hại gan gây ra. Bệnh lây lan qua đường máu, qua chất dịch âm đạo, tinh dịch của người bị nhiễm vi rút. Đặc biệt, bệnh lây lan dễ dàng giữa người với người qua đường tình dục.


Các bệnh lâu qua đường tình dục hầu hết đều do quan hệ tình dục không an toàn
Các bệnh lâu qua đường tình dục hầu hết đều do quan hệ tình dục không an toàn

2. Các dấu hiệu bạn nên nghĩ ngay đến các bệnh lây qua đường tình dục

2.1. Các dấu hiệu chung

  • Có dấu hiệu loét hay mụn nước gần bộ phận sinh dục, miệng
  • Tiểu buốt hoặc rát
  • Hạch ở háng sưng lên
  • Sốt, ớn lạnh, sưng họng, nóng sốt, nổi mẩn trên da, đau và sưng khớp xương
  • Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục
  • Người bệnh thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan bụng trên bên phải

Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc, cũng có thể mất nhiều năm trước khi bạn thấy bất cứ dấu hiệu đáng chú ý nào.

2.2. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh ở nữ

2.3. Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh ở nam

Nam giới có giọt mủ ở đầu dương vật vào mỗi buổi sáng khi thức dậy (bệnh lậu) ngoài các triệu chứng chung kể trên.

3. Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra bệnh STDs/STIs?

  • Giao hợp qua âm đạo, hậu môn hoăc miệng, không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Dùng chung kim tiêm chích ma túy, giao hợp với người dùng chung kim tiêm.
  • Cảm thấy bản thân bị phơi nhiễm hoăc có dấu hiêu STI.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Sử dụng bao cao su khi quan hệ phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục

4. Các con đường lây truyền bệnh

  • Quan hệ tình dục với người bị bệnh STI.
  • Từ mẹ bị lây bệnh sang con trong thời gian mang thai, sinh con hoặc cho con bú.
  • Truyền máu không an toàn.
  • Lây truyền qua sinh hoạt hàng ngày: Dùng chung dao cạo, ống tiêm và bơm kim tiêm.

5. Phòng ngừa và điều trị bệnh lây qua đường tình dục bằng cách nào?

  • Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh phải ngừng quan hệ tình dục để khám và điều trị chuyên khoa.
  • Duy trì lối sống chung thủy với một vợ/một chồng, hạn chế có nhiều bạn tình
  • Tiêm phòng ngừa một số bệnh STI
  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục với người mình không biết rõ có bệnh hay không
  • Không uống rượu bia, sử dụng ma túy
  • Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ
  • Tránh dùng chung các vật dụng có khả năng lây bệnh cao như dao cạo, ống tiêm và kim tiêm
  • Tiêm phòng vắc-xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc-xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi (đối với Gardasil) hoặc 10-25 tuổi (đối với Cevarrix), bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa và nên đi tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc-xin thường có hiệu quả kéo dài, chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe