Sức khỏe răng miệng của trẻ là một trong những vấn đề luôn được các bậc cha mẹ lưu tâm. Để kịp thời phát hiện và khắc phục các bất thường răng miệng, cha mẹ cần ghi nhớ những thời điểm khám răng của trẻ và đưa trẻ đi thăm khám đúng lịch.
1. Khi nào con bạn nên đến gặp nha sĩ?
Các chuyên gia khuyên rằng nên đưa bé đi khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khi chiếc răng đầu tiên mọc, hoặc muộn nhất là khoảng 12 tháng. Tại thời điểm này, nha sĩ có thể cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng sâu răng, thực hành cho trẻ sơ sinh ăn, cách làm sạch răng miệng, cách xử trí khi trẻ mọc răng hay trẻ có thói quen dùng núm vú giả, thói quen mút ngón tay. Những lần khám răng răng đầu tiên cũng giúp trẻ làm quen với ghế nha sĩ và xây dựng sự thoải mái của trẻ với nha sĩ.
Khám răng trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 tuổi sẽ giúp phòng ngừa các bất thường răng miệng khi răng sữa nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Nha sĩ của bé có thể sẽ đề nghị trám răng. Trám răng sẽ ngăn không cho vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào các rãnh của răng. Khi trẻ khoảng 7 tuổi, nha sĩ có thể sẽ đề nghị đánh giá chỉnh nha. Hầu hết trẻ em sẽ đợi đến tuổi thiếu niên để niềng răng, nhưng chỉnh nha là điều chỉnh sự phát triển của hàm, vì vậy việc xác định nguyên nhân xương của răng khấp khểnh sớm giúp đảm bảo nụ cười đẹp sau này.
2. Kinh nghiệm khám răng cho bé
2.1 Chuẩn bị cho bé và cho chính bạn
Nếu có thể, hãy sắp xếp các cuộc hẹn với nha sĩ vào buổi sáng để trẻ tỉnh táo. Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo hoặc trẻ lớn hơn bằng cách cho trẻ biết khái quát về những gì sẽ xảy ra. Giải thích lý do tại sao cần phải đến nha sĩ. Xây dựng hứng thú và hiểu biết ở trẻ.
Bạn hãy thảo luận các câu hỏi và thắc mắc của bạn với nha sĩ. Hãy nhớ rằng cảm giác của bạn đối với việc thăm khám nha khoa có thể hoàn toàn khác với cảm giác của con bạn. Hãy trung thực với quan điểm của bạn về nha sĩ. Nếu bạn lo lắng về răng miệng, hãy cẩn thận đừng thể hiện những nỗi sợ hãi đó với con bạn. Cha mẹ cần hỗ trợ tinh thần bằng cách giữ bình tĩnh khi ở trong phòng khám răng. Trẻ em có thể nhận ra sự lo lắng của cha mẹ và trở thành sự lo lắng của bản thân.
Trong lần khám răng đầu tiên, hãy cung cấp cho nha sĩ toàn bộ lịch sử sức khỏe của con bạn. Đối với một lần thăm khám phục hình, chẳng hạn như trám răng, hãy nói với nha sĩ nếu con bạn có xu hướng cứng đầu, thách thức, lo lắng hoặc sợ hãi trong các tình huống khác.
Quan sát cách con bạn phản ứng. Nhiều bậc cha mẹ có thể đoán được con họ sẽ phản ứng như thế nào và nên nói với nha sĩ.
2.2 Chuyến khám răng đầu tiên
Lần đầu khám răng trẻ em nên được thực hiện khi trẻ 12 tháng tuổi, hoặc trong vòng 6 tháng sau khi mọc chiếc răng đầu tiên. Lần khám này thường kéo dài từ 30 đến 45 phút. Tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn, cuộc thăm khám có thể bao gồm kiểm tra toàn bộ răng, hàm, khớp cắn, nướu và các mô miệng để kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển. Nếu cần, bé cũng có thể được làm vệ sinh nhẹ nhàng. Điều này bao gồm đánh bóng răng và loại bỏ bất kỳ mảng bám, cao răng và vết ố. Nha sĩ có thể chỉ cho trẻ và phụ huynh cách vệ sinh đúng cách như dùng chỉ nha khoa, và tư vấn cho phụ huynh về sự cần thiết của florua.
2.3 Các chuyến khám răng tiếp theo
Cũng giống như người lớn, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa để khám răng định kỳ cho trẻ. Trẻ nên đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Một số nha sĩ có thể lên lịch thăm khám thường xuyên hơn, chẳng hạn như 3 tháng một lần. Điều này có thể xây dựng sự thoải mái và tự tin ở trẻ. Việc khám răng định kỳ cho trẻ cũng có thể giúp bạn theo dõi sự phát triển của răng và kịp thời phát hiện các bất thường.
3. Bảo vệ răng của trẻ tại nhà như thế nào?
Dưới đây là một số mẹo để bảo vệ răng của trẻ em tại nhà:
- Trước khi răng mọc, hãy lau sạch nướu bằng khăn ẩm và sạch.
- Bắt đầu chải răng bằng bàn chải nhỏ, lông mềm và một lượng rất nhỏ kem đánh răng (cỡ hạt gạo) khi chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện. Dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu chấm kem đánh răng có chứa fluor sau khi trẻ được 3 tuổi. Đây là lúc trẻ đủ lớn để nhổ kem đánh răng sau khi đánh răng.
- Ngừa sâu răng cho bé bú bình. Không cho trẻ uống một bình sữa, nước trái cây hoặc nước ngọt vào giờ đi ngủ hoặc khi đã ngủ trưa.
- Hạn chế thời gian trẻ bú bình. Con bạn nên uống cạn bình sau 5 đến 6 phút hoặc ít hơn.
- Giúp trẻ tự đánh răng cho đến khi 7 hoặc 8 tuổi. Bảo trẻ quan sát bạn chải răng và thực hiện theo cách đánh răng tương tự để giảm các điểm sót.
- Hạn chế các thức ăn và thức uống làm tăng sâu răng, bao gồm kẹo cứng hoặc dính, nước ngọt và nước trái cây. Cho trẻ ăn trái cây tốt hơn là uống nước trái cây. Chất xơ trong trái cây có xu hướng cạo sạch răng. Nước trái cây chỉ làm cho răng tiếp xúc với đường.
Khám răng trẻ em luôn là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm. Để giúp bé có một hàm răng khỏe đẹp, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên và thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc răng miệng của nha sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.