Nhiều cặp vợ chồng đã tiêu tốn khá nhiều tiền bạc vào việc điều trị hiếm muộn, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như ý muốn. Khi nào nên ngừng điều trị hoàn toàn là sự quyết định của cá nhân bạn và người bạn đời. Để cân nhắc, bạn hãy tự lời những câu hỏi sau:
1. Khả năng mang thai khi điều trị hiếm muộn là bao nhiêu?
Bác sĩ thường nói với bạn rằng miễn là bạn tiếp tục cố gắng điều trị, bạn sẽ có cơ hội mang thai cao hơn. Mặc dù về mặt lý thuyết điều đó là đúng, nhưng về mặt thống kê thì có thể có sự khác biệt:
Ví dụ: một cặp vợ chồng đang điều trị chu kỳ thứ 4 của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cần lưu ý rằng cơ hội mang thai và sinh con của họ thường giảm so với ba chu kỳ điều trị IVF trước đó.
Các dịch vụ thụ tinh nhân tạo cũng là một trong các hình thức kinh doanh, vì thế mục đích đầu tiên của việc kinh doanh đó là tạo ra nhiều lợi nhuận. Vì lý do này, bạn cũng nên là khách hàng thông thái bằng cách lựa chọn các dịch vụ phù hợp.
2. Bạn sẽ không thử những phương pháp điều trị vô sinh nào?
Nói chuyện với bạn đời về những phương pháp điều trị hiếm muộn mà bạn muốn lựa chọn. Hãy nói rõ những phương pháp mà bạn cảm thấy phù hợp với bạn hoặc bỏ qua các phương pháp xâm lấn chẳng hạn như phẫu thuật hoặc điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản như IVF và sẵn sàng nhận con nuôi nếu thuốc hỗ trợ sinh sản không có tác dụng.
3. Sức khỏe thể chất và cảm xúc của bạn thế nào?
Bạn có thể sẽ có cảm giác rằng kết thúc một liệu trình điều trị hiếm muộn có cảm giác như một lần thất bại vậy. Bạn cũng có thể sẽ phải trải qua tình trạng mệt mỏi và trầm cảm trong quá trình điều trị. Hoặc bạn lại bị sảy thai sau khi đã thụ tinh thành công. Bạn có chuẩn bị tâm lý cho những lần thất bại tiếp theo không?
Alice Domar, phó giáo sư sản phụ khoa tại Trường Y Harvard, và là tác giả của cuốn sách “Chinh phục chứng vô sinh” cho biết: “Nhiều cặp cặp vợ chồng phát hiện ra ngay rằng họ hoàn toàn không có cách nào để là cha mẹ ruột của đứa con do chính mình sinh ra. Họ liên tục nhận được những tin về sự thất bại, họ đau buồn, và sau đó họ lại tiếp tục lập kế hoạch để mang thai. Họ mất nhiều năm để đi từ thất vọng này sang thất vọng khác."
4. Mối quan hệ của bạn với bạn đời thế nào?
Việc điều trị chứng vô sinh kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với người bạn đời, bất kể nó đã tốt đẹp như thế nào ở thời điểm bắt đầu. Bạn và người bạn đời có thể có cảm giác bực bội, tội lỗi, tức giận hoặc thất vọng và cảm thấy khó giao tiếp với nhau.
Ngoài ra những cặp vợ chồng mắc chứng vô sinh còn có thể sẽ trải qua những rối loạn lo âu về tình dục. Deveraux nói: “Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm bắt đầu gắn tình dục với những sự hy vọng và rồi thất vọng. Một chút lo lắng về tình dục là bình thường khi bạn đang đương đầu với vấn đề sinh sản, nhưng bạn có thể cần phải tạm ngừng điều trị nếu điều đó dẫn đến cảm giác bị cô lập, tổn thương.
5. Mục tiêu của điều trị hiếm muộn là gì?
Nhiều cặp vợ chồng quá tập trung vào việc mang thai, dành nhiều năm để thử mọi phương pháp điều trị hiếm muộn đến nỗi họ quên tự hỏi bản thân mình một số câu hỏi quan trọng: Bạn thực sự muốn trở thành cha mẹ, bất kể đó là con của ai, hay bạn sẽ hạnh phúc chỉ khi bạn có một đứa con ruột? Tiếp tục với các phương pháp điều trị vô sinh có khiến bạn mất nhiều năm hay không?
Một số cặp vợ chồng nhận ra rằng họ chỉ muốn làm cha mẹ của đứa trẻ do chính họ sinh ra, họ hoàn toàn không chắc chắn về việc nhận con nuôi. Domar từng nói: “Đừng nên thúc ép bản thân, hay vội vàng nhận con nuôi ngay khi việc điều trị không có kết quả. Hãy cho bản thân thời gian để phục hồi và đưa ra quyết định. Bạn phải thực sự yêu thương đứa trẻ được nhận làm con nuôi như chính đứa con ruột của mình."
Và cho dù thế nào đi nữa, cuối cùng bạn cũng phải cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của mình. Một số cặp vợ chồng cảm thấy bình yên với suy nghĩ rằng họ sẽ không có con và tìm những cách khác để hòa mình vào cuộc sống không có trẻ em.
6. Chi phí điều trị hiếm muộn là bao nhiêu và nó có xứng đáng không?
Không ai muốn định giá để có một em bé, nhưng thực tế là bạn cần cân nhắc vấn đề tài chính. Ngay cả khi bạn sẵn sàng thế chấp nhà và tiêu hết tiền tiết kiệm để có một đứa con, thì điều đó cũng không thực tế. Bạn cần lập kế hoạch quản lý tài chính của mình và so sánh chi phí nhận con nuôi, mang thai hộ và các cách khác trong điều trị vô sinh. Bạn cũng không nên quên việc kế hoạch tài chính cho việc nuôi 1 đứa trẻ nếu quá trình điều trị hiếm muộn thành công.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
XEM THÊM
- Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
- Tìm hiểu phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
- Tới IVF Vinmec - Con đường ngắn cho các gia đình muốn chữa vô sinh, hiếm muộn