Khi cúm mùa biến chứng ác tính

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Đối với hầu hết mọi người, cúm chỉ gây ra các cảm giác đau nhức cơ thể, sốt, ho, sổ mũi, đau họng, ớn lạnh, mệt mỏi và chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày thì những biểu hiện của cúm sẽ biến mất. Nhưng với một số nhóm người nhất định, kể cả người lớn và trẻ em, cúm có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến tử vong, ngay cả khi nó không phải là nguyên nhân chính.

1. Ai có nguy cơ cao bị cúm?

Cúm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai trong chúng ta và ở bất kỳ độ tuổi nào. Những nhóm đối tượng khi bị cúm có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng gồm:

● Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.

● Trẻ em từ 18 tuổi trở xuống dùng aspirin hoặc thuốc có chứa salicylate.

● Người lớn từ 65 tuổi trở lên.

● Phụ nữ mang thai.

● Người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

● Những người dùng thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ: hóa trị liệu).

● Người mắc chứng béo phì.

1.1 Trẻ em

Lý do dẫn đến việc trẻ em được liệt kê vào nhóm có nguy cơ bị các biến chứng do cúm gây ra vì trong cơ thể của trẻ, hệ thống miễn dịch vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hàng năm có khoảng 20.000 ca trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng liên quan đến cúm. Trong đại dịch cúm lợn năm 2009, nguy cơ mắc bệnh cúm của trẻ em từ 5 đến 14 tuổi cao gấp 14 lần so với những người trên 60 tuổi.

Người lớn có nguy cơ nhiễm cúm thấp hơn so với trẻ em nhiều khả năng là do có hệ thống miễn dịch hoàn thiện hơn, nên có thể chống lại các nhiễm trùng một cách hiệu quả.


Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm
Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm

1.2 Phụ nữ mang thai

Do trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ mang thai có những thay đổi đối với hệ thống miễn dịch, tim và phổi nên họ dễ bị nhiễm cúm hơn.

1.3 Điều kiện sức khỏe

Cúm có thể làm cơ thể suy yếu và gây ra các viêm nhiễm, làm cho tình trạng sức khỏe đi xuống. Chúng có thể gây ra các bệnh phổi mãn tính, bệnh tim và rối loạn máu. Đối với một số điều kiện sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ biến chứng bao gồm rối loạn thận, hen suyễn, bệnh tiểu đường, động kinh và các tình trạng thần kinh khác. Bất cứ ai có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật cũng nằm trong danh sách dễ bị các biến chứng từ cúm, ví dụ như người mắc bệnh tiểu đường, người nhiễm HIV và ung thư.

1.4 Béo phì

Béo phì ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch. Một nghiên cứu năm 2010 phát hiện ra rằng bệnh béo phì có liên quan đến tử vong do nhiễm cúm lợn.

2. Cúm mùa biến chứng như thế nào?

Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm mùa bao gồm:

● Sốt

● Ớn lạnh khó chịu

● Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

● Ho đau họng

● Đau cơ và cơ thể

● Đau đầu

● Mệt mỏi

● Nôn

Tiêu chảy.

Ở nhóm người có nguy cơ cao có thể gặp các biến chứng sau đây.

2.1 Nhiễm trùng tai

Trẻ em có nguy cơ bị nhiễm trùng tai khi bị cúm rất cao và có thể phát triển thành viêm họng hoặc viêm tai trong do vi rút cúm gây ra. Vi rút cũng có thể tấn công trực tiếp vào tai trong. Khi trẻ bị sổ mũi, hắt hơi và ho thường có chất lỏng tích tụ trong tai. Điều này có thể cung cấp môi trường hoàn hảo cho nhiễm trùng vi khuẩn.

2.2 Viêm xoang

Giống như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang có thể phát triển do cúm. Vi rút có thể tấn công trực tiếp vào xoang hoặc gián tiếp gây nhiễm trùng, tạo ra viêm và tích tụ chất lỏng trong xoang, tạo điều kiện cho các vi trùng khác xâm nhập và gây viêm xoang.

2.3 Hen suyễn

Những người mắc bệnh hen suyễn có thể gặp các triệu chứng tồi tệ hơn khi họ bị cúm. Vi rút gây viêm đường hô hấp, dẫn đến tình trạng dễ nhạy cảm với các chất gây dị ứng và các tác nhân gây hen suyễn khác.


Những người mắc bệnh hen suyễn có thể gặp các triệu chứng tồi tệ hơn khi họ bị cúm
Những người mắc bệnh hen suyễn có thể gặp các triệu chứng tồi tệ hơn khi họ bị cúm

2.4 Viêm phổi

Cúm là nguyên nhân phổ biến của viêm phổi. Viêm phổi từ cúm có thể gây tử vong. Nó gây ra sự tích tụ chất lỏng và giảm cung cấp oxy cho phổi và các mô khác trong cơ thể.

2.5 Động kinh

Trẻ em thường có nguy cơ bị co giật do cúm. Một nghiên cứu từ Đại học Utah đã cho thấy cúm lợn gây ra nhiều biến chứng thần kinh ở trẻ em hơn là cúm theo mùa. Loại động kinh này được đặc trưng bởi các co giật nhanh khi nhiệt độ cơ thể lên đến mức 102 ° F trở lên. Động kinh do sốt thường chỉ kéo dài một hoặc hai phút. Chúng thường không gây ra tác hại vĩnh viễn.

2.6 Chuyển dạ sớm

Phụ nữ mang thai bị cúm có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe và các biến chứng khác như nhiễm trùng hô hấp có thể gây viêm phổi, sinh con nhẹ cân và sinh non. Cúm cũng có thể gây hại cho quá trình phát triển của bào thai. Nghiên cứu năm 2012 cho thấy những bà mẹ bị cúm, sốt có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ bị khiếm khuyết về não và cột sống. CDC khuyến nghị, phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng cúm để bảo vệ cho cả mẹ và em bé khỏi bệnh cúm.

2.7 Tử vong

Số ca tử vong do cúm và các biến chứng liên quan đến cúm mỗi năm dao động theo độ dài và mức độ nghiêm trọng của mỗi mùa cúm. Căn bệnh này đã cướp đi hàng ngàn mạng sống mỗi năm. Ước tính 90% các ca tử vong liên quan đến cúm theo mùa ở Hoa Kỳ hàng năm xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên.

3. Bị cúm mùa khi nào cần nhập viện khẩn cấp?

Làm thế nào để biết bệnh nhân bị cúm cần chăm sóc khẩn cấp? Khi có một trong những dấu hiệu sau đây, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay lập tức:

● Khó thở sốt cao kéo dài mà không giảm.

● Màu da chuyển thành hơi xanh hoặc xám.

● Mất nước (dấu hiệu ở trẻ em bao gồm giảm năng lượng, giảm lượng nước tiểu trong tã hoặc thiếu nước mắt khi khóc).

● Đau hoặc áp lực ở ngực hoặc bụng.

● Chóng mặt đột ngột.

● Rối loạn tâm thần nôn mửa dữ dội hoặc kéo dài.

● Co giật.

● Trẻ em nhìn có vẻ bơ phờ hoặc thờ ơ, cáu kỉnh.

4. Cúm có thể phòng ngừa được không?

Cúm là bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc-xin.

Hàng năm, các nhà sản xuất đã phát triển một loại vắc-xin để ngăn chặn các chủng vi-rút có khả năng lưu hành trong mùa cúm sắp tới. CDC khuyến nghị tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm phòng. Tiêm phòng cúm thậm chí còn quan trọng hơn đối với những người có nguy cơ cao. Tiêm phòng không chỉ bảo vệ chúng ta thoát khỏi bệnh cúm mà còn phòng tránh các biến chứng do cúm mang lại. Đối với các trường hợp ngoại lệ như người bị dị ứng nặng với thịt gà và trứng, những người đã tiền sử có phản ứng với vắc-xin, người hiện đang bị bệnh và bị sốt nên đợi cho đến khi họ cảm thấy tốt hơn để được tiêm phòng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm Vaxigrip (0,25ml và 0,5ml) sản xuất bởi hãng Sanofi Pasteur (Pháp). Công ty này đã có hơn 100 năm hoạt động về lĩnh vực chủng ngừa để bảo vệ sức khỏe con người, dẫn đầu thế giới về vắc-xin cúm và vắc-xin cho trẻ em nói chung. Tại Việt Nam, vắc-xin Vaxigrip do Sanofi Pasteur sản xuất đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép lưu hành ngày 30/10/2018.

Lựa chọn tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec, khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích sau:

  • Trẻ được các bác sĩ chuyên khoa Nhi - Vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ , suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Hiện Bác sĩ đang làm việc tại phòng khám đơn nguyên vaccine thuộc trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe