Thuốc Lodrane D: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Ho, sổ mũi, nghẹt mũi do cảm lạnh thông thường, cúm mùa hoặc dị ứng là những triệu chứng gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh các thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh có thể giảm triệu chứng bằng thuốc Lodrane D. Vậy thuốc Lodrane D có tác dụng gì?

1. Lodrane D có tác dụng gì?

Lodrane D có tác dụng gì? Lodrane D là sản phẩm kết hợp được sử dụng để điều trị các triệu chứng do cảm lạnh thông thường, cúm mùa, dị ứng hoặc các bệnh về hô hấp khác (như viêm xoang, viêm phế quản). Các thành phần có trong thuốc Lodrane D:

  • Thuốc kháng histamin: Giảm các triệu chứng chảy nước mắt, ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa cổ họng, sổ mũi và hắt hơi;
  • Thuốc thông mũi: Giảm các triệu chứng nghẹt mũi và ù tai;

Nếu người bệnh tự mua và điều trị cảm lạnh thông thường bằng thuốc Lodrane D, hãy đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo phù hợp với cơ địa bản thân trước khi bắt đầu sử dụng. Một số sản phẩm có tên thương hiệu tương tự nhưng có thành phần hoạt chất và công dụng khác nhau, vì vậy cần tham khảo ý kiến dược sĩ nếu bệnh nhân có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm Lodrane D hoặc cách sử dụng thuốc.

Các sản phẩm trị ho và cảm lạnh chưa được chứng minh đảm bảo an toàn hoặc hiệu quả ở trẻ dưới 6 tuổi. Do đó, không sử dụng Lodrane D để điều trị triệu chứng cảm lạnh thông thường ở nhóm tuổi này trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Một số dạng bào chế của thuốc (bao gồm viên nén/viên nang tác dụng kéo dài) không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết về việc sử dụng sản phẩm Lodrane D một cách an toàn.

Lodrane D chỉ điều trị triệu chứng, không chữa khỏi hoặc rút ngắn thời gian cảm lạnh thông thường và có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh cần tuân thủ cẩn thận tất cả các hướng dẫn về liều lượng. Đồng thời, không sử dụng các thuốc chữa ho, cảm lạnh khác có thể chứa các thành phần tương tự Lodrane D.

2. Cách sử dụng thuốc Lodrane D

Lodrane D sử dụng bằng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu tự điều trị, người bệnh cần làm theo tất cả các hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để bảo đảm sử dụng thuốc an toàn.

Thuốc Lodrane D có thể được uống sau bữa ăn nếu người dùng đau dạ dày. Ngoài ra, hãy uống nhiều nước trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.

Liều dùng của Lodrane D tùy thuộc tuổi tác, tình trạng cảm lạnh thông thường và mức độ đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Tuyệt đối không tăng liều thuốc Lodrane D hoặc uống nhiều thuốc trong ngày hơn chỉ dẫn mà không có sự chấp thuận của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc Lodrane D có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng (như ảo giác, co giật, thậm chí tử vong).

Nếu bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc Lodrane D hàng ngày, người bệnh hãy uống thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất từ ​​thuốc. Để dễ ghi nhớ, hãy dùng thuốc Lodrane D vào cùng (các) thời điểm mỗi ngày.

Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bệnh nhân kéo dài hơn 1 tuần, nếu các triệu chứng xấu đi hoặc nếu xuất hiện cơn sốt, phát ban hoặc đau đầu dai dẳng khi đang dùng thuốc Lodrane D, đây có thể là các triệu chứng của một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn và cần được bác sĩ kiểm tra.


Thuốc Lodrane D được sử dụng bằng đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ
Thuốc Lodrane D được sử dụng bằng đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ

3. Phản ứng phụ của thuốc Lodrane D

Thuốc Lodrane D có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng/mũi/họng, nhức đầu, đau bụng, táo bón hoặc khó ngủ. Nếu bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Lodrane D kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.

Tác dụng phụ không mong muốn nhưng nghiêm trọng của thuốc Lodrane D:

  • Thay đổi tâm thần (như lú lẫn, ảo giác);
  • Ù tai;
  • Khó đi tiểu;
  • Thay đổi thị lực (mờ/nhìn đôi).

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào sau đây của thuốc Lodrane D: nhịp tim nhanh/không đều, co giật.

Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc Lodrane D là rất hiếm với các triệu chứng cần lưu ý gồm: Phát ban, ngứa, sưng phù, chóng mặt trầm trọng, khó thở.

4. Lưu ý khi sử dụng Lodrane D

Trước khi dùng thuốc Lodrane D, người bệnh hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Lodrane D hoặc nếu có bất kỳ dị ứng nào khác.

Trước khi sử dụng thuốc Lodrane D, tiền sử bệnh cũng cần được chú ý đặc biệt là: các vấn đề về hô hấp (hen suyễn, khí phế thũng), tiểu đường, tăng nhãn áp, các vấn đề về tim, huyết áp cao, vấn đề về thận, bệnh gan, động kinh, vấn đề về dạ dày/ruột (loét, tắc nghẽn), tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp ), khó đi tiểu (do tuyến tiền liệt phì đại).

Thuốc Lodrane D có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc buồn ngủ. Vì vậy không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo khi đang dùng thuốc Lodrane D cho đến khi đảm bảo được sự an toàn.

Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Lodrane D, đặc biệt là hiện tượng kích thích và kích động. Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Lodrane D, đặc biệt là chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, táo bón, nhịp tim nhanh/không đều, khó ngủ hoặc các vấn đề về tiểu tiện. Triệu chứng chóng mặt, buồn ngủ, khó ngủ và lú lẫn có thể làm tăng nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi. Trong thời kỳ mang thai, thuốc Lodrane D chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Thuốc Lodrane D có thể truyền qua sữa mẹ và vẫn chưa rõ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, vì vậy cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.


Phụ nữ cho con bú nên cân nhắc thật kỹ trước khi dùng thuốc Lodrane D
Phụ nữ cho con bú nên cân nhắc thật kỹ trước khi dùng thuốc Lodrane D

5. Tương tác của thuốc Lodrane D

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Lodrane D hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số sản phẩm có thể tương tác với các thuốc Lodrane D là: thuốc kháng histamin dùng cho da (như diphenhydramine dạng kem bôi, thuốc mỡ, phun), thuốc huyết áp (đặc biệt là guanethidine, methyldopa, thuốc chẹn beta như atenolol hoặc chẹn kênh canxi như nifedipine).

Dùng thuốc ức chế MAO với thuốc Lodrane D có thể gây ra tương tác thuốc nghiêm trọng (thậm chí gây tử vong), vì vậy cần tránh dùng thuốc ức chế MAO (isocarboxazid, linezolid, moclobemide, phenelzine, procarbazine, rasagiline safinamide, selegiline, tranylcypromine) trong khi điều trị bằng thuốc Lodrane D. Hầu hết các chất ức chế MAO cũng không nên dùng trong 2 tuần trước khi điều trị bằng thuốc Lodrane D.

Cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc khác gây buồn ngủ như thuốc giảm đau opioid hoặc thuốc giảm ho (như codeine, hydrocodone), rượu, cần sa, thuốc ngủ hoặc thuốc chống lo âu (như alprazolam, lorazepam, zolpidem), thuốc giãn cơ (carisoprodol, cyclobenzaprine) hoặc thuốc kháng histamin (như cetirizine, diphenhydramine).

Kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc (như các sản phẩm dị ứng hoặc ho - cảm lạnh, thuốc hỗ trợ ăn kiêng) vì các thuốc này có thể chứa các thành phần ảnh hưởng đến huyết áp hoặc gây buồn ngủ.

Thuốc Lodrane D có thể can thiệp vào một số xét nghiệm y tế như quét não để tìm bệnh Parkinson, xét nghiệm sàng lọc ma túy trong nước tiểu... có thể gây ra kết quả xét nghiệm sai. Các triệu chứng quá liều của thuốc Lodrane D có thể bao gồm: nhịp tim không đều, ảo giác, ngất xỉu, co giật. Không dùng thuốc Lodrane D trong vài ngày trước khi thử nghiệm dị ứng vì kết quả thử nghiệm có thể bị ảnh hưởng.

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc Lodrane D theo lịch trình thường xuyên và bỏ lỡ một liều, khi đó hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm dùng liều thuốc Lodrane D tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, đừng uống gấp đôi. Bảo quản thuốc Lodrane D trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và hơi ẩm, không đóng băng thuốc, để thuốc xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Không xả thuốc Lodrane D xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống trừ khi được hướng dẫn, vứt bỏ sản phẩm Lodrane D một cách thích hợp khi đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe