Khám tiền mê để làm gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây mê là phương pháp vô cảm thường được sử dụng trước mỗi ca phẫu thuật. Để đảm bảo bảo kiểm soát tốt nguy cơ phản ứng, dị ứng và sốc phản vệ trong quá trình gây mê cho người bệnh, bác sĩ cần tuân thủ khâu khám tiền mê.

1. Khám tiền mê là gì?

Khám tiền mê là một việc cần thiết và bắt buộc trước tất cả các cuộc phẫu thuật. Đây là giai đoạn tâm lý bệnh nhân rất căng thẳng, nên việc gặp gỡ trao đổi giữa bác sĩ gây mê với bệnh nhân và người thân có ý nghĩa tích cực làm giảm sự lo lắng của bệnh nhân.

2. Khám tiền mê để làm gì?


Khám tiền mê giúp giảm thiểu lo lắng của bệnh nhân trước ca phẫu thuật.
Khám tiền mê giúp giảm thiểu lo lắng của bệnh nhân trước ca phẫu thuật.

Khám tiền mê nhằm mục đích:

  • Đánh giá tình trạng người bệnh trước khi phẫu thuật
  • Tình trạng bệnh lý kèm theo, phương án khảo sát và điều trị trước – trong – sau mổ
  • Thống nhất với phẫu thuật viên thời điểm và phương pháp điều trị tối ưu và xác định nguy cơ phẫu thuật
  • Chọn phương án gây tê, gây mê phù hợp
  • Tiên lượng những khó khăn có thể gặp trong gây mê – phẫu thuật
  • Tiên lượng khả năng chịu đựng của bệnh nhân và khả năng phục hồi
  • Chuẩn bị những phương án xử lý nếu có bất thường xảy ra.
  • Giải thích rõ ràng với bệnh nhân và/hoặc người nhà bệnh nhân và chuẩn bị về mặt tâm lý
  • Kết quả khám tiền mê phải được ghi chú vào bảng mẫu khám tiền mê.

3. Khám tiền mê là khám những gì?


Khám tiền mê để biết thói quen hút thuốc và các yếu tố cơ địa của bệnh nhân
Khám tiền mê để biết thói quen hút thuốc và các yếu tố cơ địa của bệnh nhân

Quá trình khám tiền mê giúp bác sĩ nắm rõ các thông tin về yếu tố cơ địa của người bệnh như tổng trạng, cân nặng, chiều cao, nghề nghiệp, thói quen hút thuốc, nghiện ma túy, uống rượu bia. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được hỏi về tiền sử dị ứng nhằm xác định chính xác tác nhân và đánh giá mức độ phản ứng có thể ghi nhận được qua những biến đổi trên da như ngứa, mẩn đỏ, mụn nước, bóng nước, sưng phù mặt, mắt, mũi miệng, khó thở, thở rít, trụy mạch...

Bệnh nhân cũng được hỏi các bệnh lý đã và đang mắc, thuốc đang sử dụng để điều trị tình trạng chảy máu, khả năng có thai,...

Bác sĩ sẽ lên một danh sách bao gồm cả thuốc đang điều trị cho bệnh chính và bệnh kèm theo, phương án điều trị và liều lượng thuốc. Quan trọng là các thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, thuốc kháng đông, thuốc chống động kinh, thuốc tiểu đường, nội tiết... Tuỳ thuộc mức độ bệnh lý, ảnh hưởng của thuốc đối với bệnh hay đối với thuốc mê lựa chọn, ảnh hưởng của việc ngừng thuốc, half-life của thuốc... mà bác sĩ sẽ quyết định tiếp tục hoặc ngừng một vài loại thuốc nào đó hoặc thay thế bởi thuốc khác.


Bác sĩ cần thăm hỏi lại hồ sơ gây mê để nắm rõ tình trạng của bệnh nhân
Bác sĩ cần thăm hỏi lại hồ sơ gây mê để nắm rõ tình trạng của bệnh nhân

Bác sĩ cũng ghi nhận tiền sử phẫu thuật của bệnh nhân để xem ca phẫu thuật sắp tiến hành có ảnh hưởng đến các cơ quan từng được thực hiện phẫu thuật trước đây hay không. Các yếu tố khác cần xem xét như độ di động cột sống, lồng ngực, lưng, độ há miệng, độ rộng của hầu - thanh - khí quản, vết sẹo tại các vùng gây mê...

Bước cuối cùng của quá trình thăm hỏi là tiền sử gây mê. Bác sĩ hỏi lại hồ sơ gây mê trước đây của bệnh nhân để xem các kỹ thuật gây mê đã sử dụng có khó khăn gì không, quá trình thông khí và đặt nội khí quản có trở ngại gì không. Ngoài ra cần ghi nhận các tai biến do gây mê như phản ứng thuốc, nôn ói, chấn thương vùng miệng - hầu, chậm tỉnh,... Hỏi bệnh nhân và người thân trong gia đình về các tai biến do thuốc mê hoặc tê gây ra, tiền sử sốt cao ác tính để dự phòng phương án xử trí.

Trước khi bắt đầu gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số bước khám tổng thể (tình trạng đường thở, tim mạch, hô hấp, thần kinh, dấu hiệu sinh tồn, tình trạng tĩnh mạch: có dễ chích không, các yếu tố ảnh hưởng khả năng thông khí và đặt nội khí quản: độ há miệng, lưỡi, tình trạng răng, cằm, râu, độ gập ngửa cổ, khoảng cách cằm giáp) và làm xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu, nhóm máu, rối loạn đông máu, xét nghiệm sinh hóa, X-quang phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim, men tim, miễn dịch, đo chức năng hô hấp...

Khám tiền mê là bước quan trọng giúp bệnh nhân giảm thiểu sự lo lắng, tin tưởng và hợp tác với bác sĩ; giúp người gây mê hồi sức đánh giá thể trạng bệnh nhân và những nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.

Khám tiền mê là quy trình khám thường quy tại Vinmec trước các ca phẫu thuật, thăm khám diễn ra. Theo đó, quy trình khám tiền mê, gây mê tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh, từ đó có hướng điều trị, hạn chế tối đa biến chứng trong quá trình gây mê.

Thạc sĩ. Bác sĩ Tạ Quang Hùng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Hiện tại, đang là bác sĩ Gây mê hồi sức, khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe