Hướng dẫn giảm muối trong chế độ ăn uống của bạn

Thực phẩm chế biến cao ngày càng có sẵn và giá cả phải chăng hơn. Mọi người trên khắp thế giới đang tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng hơn, có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối. Tuy nhiên muối cũng là nguồn cung cấp natri chính và việc tăng tiêu thụ natri có liên quan đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

1. Ăn nhiều muối ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như nào?

Mọi người đều cần lượng muối nhất định để hoạt động. Còn được gọi là natri clorua, muối giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể về chất lỏng. Muối cũng có chức năng trong nhiều loại thực phẩm như một chất bảo quản bằng cách giúp ngăn ngừa sự hư hỏng và giữ cho một số thực phẩm an toàn để ăn.

Theo hướng dẫn, muối tự nhiên trong thực phẩm chiếm khoảng 10% tổng lượng ăn vào. Muối chúng ta thêm vào bàn ăn hoặc trong khi nấu ăn thêm 5 đến 10 phần trăm nữa. Khoảng 75 phần trăm tổng lượng muối ăn vào của chúng ta đến từ muối được các nhà sản xuất thêm vào thực phẩm chế biến và muối mà người nấu ăn thêm vào thực phẩm tại các nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống khác

Vì sao không nên ăn mặn? Khi ăn quá nhiều muối thì góp phần làm tăng huyết áp. Huyết áp cao khiến tim làm việc nhiều hơn và có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, suy tim và ăn mặn làm hại thận của bạn. Khi thận làm việc quá nhiều, chuyển hóa nhiều và không đào thải hết natri ra ngoài làm ứ tại thận, khi đó dẫn đến các bệnh lý đến thận.


Ăn quá nhiều muối có thể góp phần làm tăng huyết áp
Ăn quá nhiều muối có thể góp phần làm tăng huyết áp

2. Lượng natri khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là bao nhiêu?

Lượng muối trong thực phẩm được liệt kê là "natri" trên nhãn thông tin dinh dưỡng xuất hiện trên bao bì thực phẩm. Chế độ ăn không quá 2.300 miligam natri mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê muối ăn). Các khuyến nghị về chế độ ăn uống và nhãn thực phẩm sử dụng natri thay vì muối vì nó là thành phần natri của muối phù hợp nhất với sức khỏe con người.

Một số người nhạy cảm với tác dụng của muối hơn những người khác. Các hướng dẫn cũng khuyến cáo rằng, nói chung, những người bị tăng huyết áp, người da đen và người trung niên trở lên nên hạn chế ăn vào 1.500 mg natri mỗi ngày.

Các trường hợp ngoại lệ là những người mà bác sĩ đã đưa họ vào chế độ ăn kiêng thậm chí cần ít natri hơn vì tình trạng bệnh lý. Luôn tuân theo khuyến nghị của bác sĩ về lượng natri bạn có thể có hàng ngày.


Bạn cần lưu ý chế độ ăn không quá 2.300 miligam natri mỗi ngày
Bạn cần lưu ý chế độ ăn không quá 2.300 miligam natri mỗi ngày

3. Tôi có thể thực hiện những bước nào để giảm lượng muối ăn vào?

  • Sử dụng nhiều thực phẩm từ trái cây, rau củ quả để tăng cường sức đề kháng và bổ sung vitamin.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu kali. Kali có thể giúp làm giảm tác động của natri đối với huyết áp. Lượng kali được khuyến nghị cho thanh thiếu niên và người lớn là 4.700 mg / ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều kali như: chuối, các cây leo, rau xanh.
  • Nêm nếm thức ăn bằng hạt tiêu và các loại thảo mộc và gia vị khác thay vì muối.
  • Chọn đồ ăn nhẹ không ướp muối.
  • Đọc nhãn thực phẩm và chọn thực phẩm ít natri.

Việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm tác động của natri tới huyết áp
Việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm tác động của natri tới huyết áp

4. Làm thế nào tôi có thể biết thực phẩm ít natri hay nhiều natri?

Khi bạn mua một sản phẩm thực phẩm nào đó, hãy đọc các thông tin trên hướng dẫn của bao bì thực phẩm. Ví no ghi hàm lượng và giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày của bạn. Thực phẩm được liệt kê là 5% hoặc ít hơn đối với natri có hàm lượng natri thấp. Bất cứ điều gì trên 20% đối với natri được coi là cao. Cố gắng chọn thực phẩm cung cấp 5% natri hoặc ít hơn cho mỗi khẩu phần.

Các chuyên gia dinh dưỡng ước tính rằng 75% lượng muối ăn vào là từ thực phẩm đã qua chế biến. Các nhà sản xuất đồ ăn đang phát triển dần để chế biến thực phẩm ít muối hơn. Chính vì thế, cải thiện được bữa ăn của mỗi gia đình ít natri đi và thay vào đó là phòng được các bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ, và bệnh thận.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe