Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm sinh con và lựa chọn cho mình được gói thai sản phù hợp, mẹ đã sẵn sàng ‘’đi đẻ như đi nghỉ dưỡng’’ tại Vinmec? Cùng theo dõi cách đăng ký đẻ ở Vinmec tại bài viết dưới đây nhé!
1. Đặt lịch khám trước
Bạn có thể đặt lịch hẹn trực tuyến qua hệ thống của bệnh viện Vinmec để xác định trước ngày giờ và bác sĩ khám bệnh cho mình nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi và chủ động hơn với công việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo khai báo thông tin chính xác để có thể phục vụ tốt cho việc khám, sinh con khỏe mạnh tại Vinmec.
Thông tin liên hệ các bệnh viện tại Vinmec : CHI TIẾT TẠI ĐÂY
2. Đăng ký thủ tục nhập viện
Khi làm thủ tục nhập viện đăng ký đẻ ở Vinmec, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ quan trọng như sau:
2.1 Giấy tờ tùy thân
- Chứng minh thư nhân dân (bản gốc và bản photo) của sản phụ.
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản gốc và bản photo)
2.2 Hồ sơ sinh
Sản phụ cần làm hồ sơ sinh trước khi chuyển dạ. Việc thực hiện các xét nghiệm thai kỳ trước dự kiến sinh sẽ giúp mẹ bầu cũng như bác sĩ chuyên khoa thuận tiện theo dõi và nắm bắt được tình trạng sức khỏe của hai mẹ con để có sự chuẩn bị tốt nhất trong ca sinh nở.
Một số kinh nghiệm đi làm hồ sơ sinh sản phụ cần biết
- Nên thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện theo yêu cầu của bác sĩ trong viện. Những kết quả siêu âm, xét nghiệm từ các phòng khám bên ngoài sẽ thiếu sự tổng quát.
- Khi đi làm hồ sơ sinh, nên đi cùng người nhà để có người hỗ trợ mẹ bầu khi đi lấy số khám, nộp lệ phí, đặc biệt là có người hỗ trợ cần thiết.
- Không ăn sáng để tiến hành xét nghiệm máu. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong.
Tất cả các xét nghiệm trong quá trình mang bầu, sinh nở mẹ nên đăng ký từ những tuần đầu và cùng một bệnh viện
2.3 Thẻ bảo hiểm của sản phụ (Nếu có)
Mẹ hãy mua thẻ BHYT thai sản Vinmec để được hưởng quyền lợi về dịch vụ cho các bà mẹ và em bé ngay từ khi mang thai đến khi sinh nở
Tại Vinmec, có 4 loại thẻ bảo hiểm sức khỏe: thẻ Vinmec Standard (5,300,000 Vnđ), thẻ Vinmec Premium (9,900,000 Vnđ), thẻ Vinmec Platinum (15,800,000 Vnđ) , Vinmec Ruby (30,300,000 Vnđ)
* Chi phí thẻ áp dụng cho tất cả bệnh viện tại Vinmec, có thể thay đổi theo từng thời điểm mà không báo trước
Xem thêm: Hướng dẫn dành cho khách hàng có Bảo hiểm Y tế
Khi hoàn tất việc đóng đầy đủ các giấy tờ, bạn sẽ thực hiện đăng ký sinh ở Vinmec là sinh thường hay sinh mổ, lựa chọn bác sĩ hộ sinh hay tùy ý và đóng tiền nhập viện.
Sau khi nhập viện, sản phụ sẽ được thay trang phục của bà bầu tại bệnh viện. Trường hợp bạn đặt phòng trước khi đủ 37 tuần, bạn có thể đến Vinmec để khám tổng quát và đăng ký sinh. Sau để trở về nhà, khi thấy dấu hiệu chuyển dạ thì nhập viện.
3. Nên tìm cho mình một đầu mối liên hệ tại bệnh viện
Hãy lựa chọn cho mình một đầu mối liên hệ cụ thể tại bệnh viện Vinmec để có thể được hỗ trợ, tìm hiểu về các vấn đề như hợp đồng các gói thai sản trọn gói, gói lưu trữ máu cuống rốn sau sinh, gói tiêm,.... Ngoài ra, bạn sẽ được tư vấn, giải đáp về tất cả các vấn đề còn thắc mắc trong quá trình khám thai, sinh con hay đặt lịch khám khẩn cấp khi có nhu cầu bất cứ lúc nào bạn có nhu cầu.
Bất cứ vấn đề gì trong quá trình sinh đẻ - Mẹ cần hỗ trợ đều được đội ngũ y bác sĩ sản phụ khoa Vinmec tận tình giúp đỡ
Hy vọng với hướng dẫn đăng ký đẻ ở Vinmec trên đây có sẽ giúp cho các bố mẹ đỡ lúng túng hơn trong lần đầu đến bệnh viện, đồng thời có thêm kiến thức thật tốt để sẵn sàng chào đón con yêu nhé!
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.